Philippines phản đối lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông
Ngư dân Khánh Hoà tiếp tục bám biển, lệnh ngừng đánh cá của Trung Quốc không có giá trị Thông báo tạm ngừng đánh cá có thời hạn của Trung Quốc đối với những khu vực thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông là không có giá trị. |
Lệnh tạm ngừng đánh cá của Trung Quốc là không có giá trị Ngày 11/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển về việc Trung Quốc thông báo tạm ngừng đánh cá có thời hạn. Cụ thể, khẳng định: "Việc Trung Quốc tạm ngừng đánh cá đối với những khu vực thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên biển Đông là không có giá trị". |
Theo Reuters: “Bộ Ngoại giao Philippines lặp lại sự phản đối liên tục đối với động thái hàng năm của Trung Quốc - tuyên bố cấm đánh cá trong các vùng biển vượt quá thẩm quyền hợp pháp trên biển theo UNCLOS (Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển - PV) 1982”, Manila ra thông cáo.
Trước đó, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố cấm đánh bắt cá từ ngày 1/5-16/8 trên một khu vực rộng lớn ở Biển Đông, chồng lấn với vùng biển của Việt Nam và Philippines.
Philippines tuyên bố phản đối lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh: Philippine News Agency. |
Bộ Ngoại giao Philippines cũng phản đối việc các tàu hải cảnh Trung Quốc quấy nhiễu và xâm phạm quyền tài phán của nước này. Manila cáo buộc Bắc Kinh quấy rối hoạt động nghiên cứu khoa học biển và hoạt động thăm dò dầu khí ở hai địa điểm thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Tuần trước, tân Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr khẳng định ông sẽ bảo vệ lãnh thổ có chủ quyền và chống lại hành động xâm lấn của Trung Quốc. Trong cuộc họp báo ngày 26/5, ông Marcos khẳng định sẽ tiếp tục sử dụng phán quyết Biển Đông năm 2016 để bảo vệ chủ quyền quốc gia và Manila quyết không để mất một tấc đất nào.
Trước đó, ngày 18/5, ông Ferdinand Marcos Jr có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông Marcos, sẽ chính thức nhậm chức tổng thống vào ngày 30-6 tới, khẳng định sẽ nâng quan hệ song phương với Trung Quốc lên tầm cao mới.
Hôm 29/4, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong ba tháng tại Biển Đông, trong đó có vùng biển của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ lập trường của Việt Nam đối với lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là nhất quán, được khẳng định rõ trong những năm qua. “Theo đó, một phần phạm vi của lệnh cấm đánh bắt cá đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc ký năm 2000”, bà Hằng nói, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao. Bà Hằng cho hay Việt Nam yêu cầu Trung Quốc “tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình khi triển khai các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật ở khu vực Biển Đông, không làm phức tạp tình hình, đóng góp vào duy trì hoà bình, ổn định, trật tự ở khu vực Biển Đông”. |
Phản đối phía Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông năm 2022 Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam vừa có công văn phản đối phía Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông năm 2022. |
Việt Nam lên tiếng khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông Một phần phạm vi của lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. |