Ngư dân Khánh Hoà tiếp tục bám biển, lệnh ngừng đánh cá của Trung Quốc không có giá trị
Bình Yên (t/h) 21/05/2022 23:16 | Lịch sử chủ quyền


Báo Khánh Hoà cho biết, ngày 20/5, lãnh đạo Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho biết, đơn vị đã thông báo đến chủ tàu và thuyền trưởng các tàu cá trên địa bàn tỉnh một số nội dung liên quan đến việc Trung Quốc thông báo tạm ngừng đánh cá có thời hạn từ 12 giờ ngày 1/5 đến 12 giờ ngày 16/8 đối với toàn bộ các nghề (trừ nghề câu) trên các vùng biển, trong đó có những vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông.
Theo đó, thông báo tạm ngừng đánh cá có thời hạn của Trung Quốc đối với những khu vực thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông là không có giá trị. Ngư dân trong tỉnh cần tiếp tục bám biển, sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam; hoạt động sản xuất trên biển cần tổ chức thành đoàn, đội để hỗ trợ nhau.
![]() |
Ngư dân Khánh Hoà cần tiếp tục bám biển, sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam. |
Trong quá trình sản xuất trên biển, ngư dân cần thực hiện nghiêm túc theo quy định của Luật Thủy sản, các quy định, hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động khai thác thủy sản; kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam.
Trước đó, Trung Quốc đã đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè bắt đầu từ ngày 1/5 và kéo dài 3 tháng. Khu vực cấm đánh bắt cá nằm ở vùng biển phía bắc vĩ độ 16 trên Biển Đông, gồm một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Ngày 29/4, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong 3 tháng tại Biển Đông, trong đó có vùng biển của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết lập trường của Việt Nam đối với lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là nhất quán, được khẳng định rõ trong những năm qua.
"Theo đó, một phần phạm vi của lệnh cấm đánh bắt cá đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc ký năm 2000", bà Hằng nhấn mạnh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam khi triển khai các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật ở khu vực Biển Đông, không làm phức tạp tình hình, đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định, trật tự ở khu vực Biển Đông.


Đáng chú ý
Khởi động cuộc thi "Hoa hậu biển đảo Việt Nam 2022"

Bài viết mới
Việt Nam - Campuchia nỗ lực đàm phán phân giới cắm mốc khoảng 16% đường biên giới còn lại

Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận tại khu vực quần đảo Hoàng Sa

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.