Trang chủ Việt kiều Tấm lòng kiều bào
15:09 | 01/08/2023 GMT+7

Phát huy vai trò các hội, đoàn người Việt Nam ở nước ngoài, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân

aa
Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần XIII nhấn mạnh: “Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân".
Những thành quả trong công tác đối ngoại nhân dân của VUFO
Phát huy vai trò cầu nối cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với đồng bào trong nước

“Đối ngoại nhân dân” là khái niệm để chỉ các hoạt động đối ngoại không thuộc đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nước, do các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp và các cá nhân thuộc mọi tầng lớp nhân dân thực hiện.

Phát huy vai trò các hội, đoàn người Việt Nam ở nước ngoài, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ trí thức trẻ Việt Nam tại Pháp (tháng 3-2018). Ảnh: qdnd.vn

Ở Việt Nam, đối ngoại nhân dân là hoạt động được hình thành, ra đời từ rất sớm. Từ thế kỷ XVII, công tác đối ngoại nhân dân được diễn ra sôi động thông qua các hoạt động giao thương, giao lưu văn hóa giữa người dân địa phương và người nước ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp và các nước khác ở Đông Nam Á, Trung Đông, ...) tại các thương cảng sầm uất, như Phố Hiến (Hưng Yên) và Hội An.

Đầu thế kỷ XX, để tìm đường cứu nước thoát khỏi cảnh đô hộ của thực dân Pháp, các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu (1867 -1940) thông qua phong trào Đông Du (1905-1908) đã tìm đến sự giúp đỡ của Chính phủ Nhật đưa hàng trăm thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập cho nước nhà. Hay thông qua phong trào Duy Tân, Phan Châu Trinh (1872-1926) đã sang Pháp (năm 1911) với ý định tranh thủ sự giúp đỡ của Hội Nhân quyền để đòi chính quyền thực dân ở Đông Dương cải cách chính trị, tôn trọng dân quyền.

Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã sớm nhận thấy vai trò, nguồn lực quan trọng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong hoạt động đối ngoại nhân dân. Người nói: “...Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Từ năm 1911 đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Người đã tích cực tuyên truyền, vận động, thành lập các hội, đoàn người Việt, cơ sở cách mạng ở Pháp, Trung Quốc, Thái Lan để vận động các lực lượng tiến bộ trên thế giới ủng hộ cho phong trào cách mạng ở Việt Nam: “Nhóm người An Nam yêu nước” (Năm 1919), tiền thân của phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp và Hội người Việt Nam tại Pháp sau này; “Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên” (tháng 6/1925)... Việc gửi bản Yêu sách tám điểm đến Hội nghị Versailles đòi quyền dân tộc tự quyết cho nhân dân Việt Nam và ra tờ báo “Việt Nam hồn”; biên soạn, in ấn, cũng như tham gia sáng lập và làm chủ bút: “ Việt Nam yêu cầu ca”, báo Le Pariat và các hoạt động nói chuyện về nỗi thống khổ của dân tộc Việt Nam dưới chế độ thực dân Pháp, vận động, kêu gọi nhân dân tiến bộ Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam chính là hoạt động đối ngoại nhân dân đặc sắc của Người

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), công tác đối ngoại nhân dân dần phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng, là một trong ba trụ cột của ngoại giao, là nét đặc sắc, sáng tạo của nghệ thuật đối ngoại Việt Nam.

Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, khi nước ta chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước, Đảng ta đã chỉ đạo thành lập các tổ chức đối ngoại nhân dân đầu tiên của Việt Nam, như Hội Việt - Mỹ thân hữu (ngày 17-10-1945), Hội Việt - Trung hữu hảo (năm 1946) và tổ chức thực hiện những quyết sách về đoàn kết, liên minh với Lào và Cam-pu-chia. Một số đoàn đối ngoại nhân dân đã ra nước ngoài để tuyên truyền cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Thông qua các hoạt động của Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam tại Đại hội thanh niên Châu Á tổ chức tại Calcutta, Ấn Độ (năm 1947), thanh niên, sinh viên tiến bộ Ấn Độ đã tổ chức một cuộc biểu tình lớn chống cuộc "chiến tranh tái chiếm" (war of reconquest) của Pháp ở Việt Nam, khi tàu chiến của Pháp chở quân sang Việt Nam ghé vào cảng Calcutta. Đặc biệt, thông qua các hoạt động của 11 chiến sĩ hòa bình Việt Nam tham dự Đại hội nhân dân thế giới bảo vệ hòa bình tại Paris và Praha (năm 1949) đã thúc đẩy thành lập Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam (năm 1950).

Tại Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2-1951), Đảng ta nhấn mạnh: “Mở rộng ngoại giao nhân dân... Phối hợp cuộc kháng chiến của ta với các cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới, nhất là của nhân dân Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác, của các dân tộc bị áp bức, của nhân dân Pháp”(1). Sau khi đất nước thống nhất, quan điểm của Đảng ta về đối ngoại nhân dân và chủ trương triển khai đồng bộ ba trụ cột đối ngoại đã tiếp tục được phát triển và hoàn thiện. Tại Đại hội IV của Đảng (năm 1976), Đảng ta đã xác định nhiệm vụ đối ngoại cụ thể với từng nhóm đối tượng. Đại hội VI (năm 1986) Đảng ta đề ra mục tiêu của công tác đối ngoại “giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”(2), làm rõ chủ thể và sự phối hợp giữa các chủ thể của hoạt động đối ngoại, gồm Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Với tư duy mới về đối ngoại, Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đã nhấn mạnh chủ trương “đoàn kết với các lực lượng đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”, tạo bước đột phá và mang lại sức sống mới cho công tác đối ngoại nhân dân. Đại hội VIII (năm 1996) của Đảng nêu rõ, “mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước, góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển”(3). Từ Đại hội IX đến Đại hội XII, Đảng ta đều yêu cầu mở rộng hơn nữa công tác đối ngoại nhân dân, làm rõ nội hàm, nhiệm vụ của đối ngoại nhân dân và sự cần thiết phải phối hợp chặt chẽ hoạt động ngoại giao của Nhà nước, hoạt động đối ngoại của Đảng và hoạt động đối ngoại nhân dân... làm cho thế giới hiểu rõ hơn đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta. Đại hội XIII (năm 2021), Đảng ta nhấn mạnh: “Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”(4). Đây không chỉ là sự kế thừa chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn là một bước phát triển quan trọng đối với vai trò, vị trí của đối ngoại nhân dân Việt Nam trong tình hình mới.

Trên cơ sở sơ kết rút kinh nghiệm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhất là sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW, ngày 06/7/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI “Về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới”, ngày 05/01/2022, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII tiếp tục ban hành Chỉ thị số 12-CT/TW “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới” tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng đối ngoại nhân dân cùng đối ngoại đảng và ngoại giao nhà nước đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn dân mà nòng cốt là MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và tổ chức nhân dân. Chỉ thị 12 đưa ra 8 nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ “Làm tốt công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là thế hệ trẻ, phát huy tinh thần yêu nước, nguồn lực to lớn của đồng bào ta ở nước ngoài phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; gắn kết phong trào, hoạt động của hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài với phong trào, hoạt động của các tổ chức nhân dân ở trong nước; phát huy vai trò cầu nối của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước” có ý nghĩa quan trọng để phát huy vai trò của các hội, đoàn người Việt Nam ở nước ngoài nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới.

Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhất là Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 45, Kết luận 12 của Ban Bí thư, Đảng ta luôn khẳng định: “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”. Do vậy, việc phát huy vai trò các hội, đoàn người Việt Nam ở nước ngoài nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới là một nhân tố quan trọng, góp phần xây dựng nền ngoại giao Việt Nam hiện đại.

Thực tiễn cho thấy, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Tổng hội Việt kiều cứu quốc tại Thái Lan đã phối hợp chặt chẽ với trong nước hoạt động rất mạnh với hơn 6.000 Việt kiều Thái Lan trực tiếp tham gia kháng chiến trong lực lượng vũ trang tại mặt trận Lào. Tại Pháp, kiều bào ta đã tích cực tham gia phục vụ, bảo vệ Phái đoàn Chính phủ Việt Nam sang đàm phán tại Hội nghị Fontainebleau, vận động dư luận và nhân dân Pháp ủng hộ nền độc lập của Việt Nam… Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, các tổng hội, hội người Việt Nam ở các nước đã đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân, vận động nhân dân các nước thuộc địa và các nước tiến bộ trên toàn cầu, từ người dân lao động đến các nhà hoạt động chính trị, nghị sĩ, trí thức, nhà báo…; từ các tổ chức quần chúng, xã hội, các đảng phái chính trị đến chính phủ các nước, kể cả các nước tư bản chủ nghĩa (như Thụy Điển, Đan Mạch, I-ta-li-a, Anh, Nhật Bản...) đến các tổ chức quốc tế (Hội đồng Hòa bình thế giới, Tổ chức Đoàn kết nhân dân Á - Phi, các tổ chức phụ nữ, thanh niên, sinh viên, công đoàn dân chủ quốc tế.. tạo mặt trận nhân dân đoàn kết rộng khắp ủng hộ Việt Nam, góp phần chấm dứt chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam.

Từ sau năm 1975, công tác đối ngoại nhân dân đã cùng với đối ngoại đảng và ngoại giao nhà nước chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ “đi trước mở đường, phá thế bao vây, cấm vận”, tiếp tục củng cố quan hệ với nhân dân Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và một số nước độc lập dân tộc, với các tổ chức quốc tế, như Hội đồng Hòa bình thế giới, Tổ chức Đoàn kết nhân dân Á - Phi và các tổ chức dân chủ quốc tế (thanh niên, phụ nữ, công đoàn, luật gia...), tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để khắc phục hậu quả chiến tranh và tình trạng trì trệ khủng hoảng về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Các hội Việt kiều yêu nước tại nhiều nước phát triển mạnh thu hút đông đảo kiều bào tham gia. Nhiều trí thức Việt kiều đã về nước trao đổi, giảng dạy, giới thiệu công nghệ mới. Nguồn kiều hối, hàng hoá hàng năm do kiều bào gửi về đã góp phần giảm bớt những khó khăn trong nước.

Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, cùng với các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể trong nước, các hội, đoàn người Việt Nam ở nước ngoài đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân dân thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác với hàng nghìn tổ chức và cá nhân trên thế giới, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước. Thông qua hoạt động hội hữu nghị Việt Nam với các nước, hoạt động kết nghĩa giữa các tỉnh, thành Việt Nam với tỉnh, thành, địa phương các nước; các hoạt động kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao; các diễn đàn song phương, đa phương trong khu vực, thế giới trên các lĩnh vực; các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại giữa Việt Nam với các nước; các hội nghị, các tổ chức quốc tế… kiều bào ta nói chung, các hội, đoàn người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng đã và đang góp phần quan trọng là cầu nối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới; thu hút nguồn lực nói chung và kiều bào nói riêng về xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19, nhiều hội, đoàn, kiều bào đã tích cực ngoại giao nhân dân con thoi, vận động các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng doanh nhân, trí thức kiều bào quyên góp, gửi về nước ủng hộ hàng trăm tỷ đồng cùng hàng trăm tấn trang thiết bị y tế, hàng chục triệu liều thuốc, vaccine... góp phần phòng, chống hiệu quả đại dịch COVID-19, được Đảng và Nhà nước và các địa phương ghi nhận, biểu dương, khen thưởng.

Theo thống kê, hiện nay có hơn 5,5 triệu người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc ở trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ và khoảng 1,5 triệu thế hệ F2, F3 có nguồn gốc là người Việt Nam ở nước ngoài (Có bố hoặc mẹ, ông, bà là người Việt Nam), có hơn 1.000 hội, đoàn người Việt trên toàn thế giới, trong đó trên 500 hội đoàn có sự gắn bó mật thiết với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (hàng chục hiệp hội, hội doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài và nhiều hiệp hội, hội, đoàn trên các lĩnh vực khác nhau ở các nước, tạo thành một mạng lưới rộng khắp liên kết người Việt Nam ở nước ngoài với nhau, như: Hội Gặp gỡ Việt Nam, Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu, Nhóm sáng kiến Việt Nam, Hành trình Việt, Hội tri thức Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam tại các nước, Hội liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài, Tổng hội người Việt Nam ở các nước, Hội sinh viên Việt Nam tại các nước, Mạng lưới chuyên gia, công nghệ và phát triển kinh tế Việt Nam..., hàng chục nghìn doanh nghiệp kiều bào. Nhiều doanh nhân, trí thức kiều bào (gốc Việt) có trình độ, năng lực cao, có uy tín trong giới khoa học quốc tế...đã thành danh và góp mặt trong danh sách các tỷ phú thế giới; trở thành các chính trị gia, nhà quản lý, lãnh đạo ở một số nước (Mỹ, Đức, Australia, Pháp, Nhật, Hàn...) và làm việc các tổ chức quốc tế lớn có uy tín (Liên hợp quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế, Tổ chức Nông lương thế giới, Tổ chức Y tế thế giới...) ...Đại đa số các hội, đoàn người Việt Nam ở nước ngoài đều tích cực triển khai nhiều hoạt động phong phú, thiết thực. Đây là điều kiện thuận lợi để tăng cường và phát huy hiệu quả của công tác đối ngoại nhân dân, tạo sự gắn kết, duy trì bản sắc văn hóa truyền thống, lan tỏa niềm tự hào dân tộc, đóng góp cho sự phát triển của đất nước; đồng thời, thúc đẩy quan hệ hữu nghị và giao lưu nhân dân giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời, là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta và các nước, do đó để phát huy vai trò của các hội, đoàn người Việt Nam ở nước ngoài trong nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Một là, tăng cường quán triệt, nâng cao nhận thức thống nhất trong các hội, đoàn người Việt Nam ở nước ngoài về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của đối ngoại nhân dân trong thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đối ngoại nhân dân đối với người Việt Nam ở nước ngoài phải tiếp tục được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, toàn diện của Đảng và sự quản lý tập trung, hiệu quả của Nhà nước.

Hai là, huy động vai trò của các hội, đoàn là cầu nối của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào các hoạt động đối ngoại nhân dân, đặc biệt quan tâm đến việc phát huy vai trò của các hội, đoàn đông, có uy tín và tầm ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng người Việt Nam cũng như đối với chính quyền nước sở tại; đội ngũ doanh nhân, trí thức, các nhân sĩ, chức sắc tôn giáo kiều bào, nhất những kiều bào tiêu biểu tham gia Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trong các hoạt động đối ngoại nhân dân. Các hội, đoàn người Việt Nam ở nước ngoài phát huy vai trò là cầu nối mở rộng quan hệ, hợp tác với nhiều tổ chức, cá nhân (các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội, viện nghiên cứu, đảng phái, đến các học giả, chính trị gia và cá nhân) mong muốn quan hệ hữu nghị, hợp tác với Việt Nam, góp phần huy động ngày càng nhiều nguồn lực từ bên ngoài cho công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, cũng như tạo cơ hội để đóng góp tích cực vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu (An ninh năng lượng, an ninh lương thực, xung đột quân sự, vũ trang...).

Ba là, coi trọng công tác xây dựng, kiện toàn, củng cố tổ chức, đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân từ Trung ương đến địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu quả, chuyên nghiệp hóa. Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ngoại giao, cán bộ đối ngoại chuyên trách cả về trình độ, năng lực, đặc biệt là bản lĩnh chính trị và văn hóa nghề nghiệp, nhạy bén trước những biến động về kinh tế- chính trị - ngoại giao... của khu vực, thế giới. Đồng thời, đội ngũ lãnh đạo, người đứng đầu các hội, đoàn người Việt Nam ở nước ngoài phải được bồi dưỡng những nội dung cốt lõi về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, có lòng yêu nước sâu sắc, phẩm chất đạo đức trong sáng, có tâm và tầm, nhiệt tình, trách nhiệm, am hiểu văn hóa, sử dụng thành thạo ngôn ngữ nước sở tại, để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân, ngày càng có đóng góp xứng đáng cho nền ngoại giao “toàn diện, hiện đại” của nước nhà.

Bốn là, tăng cường phối hợp giữa Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài với các hội, đoàn người Việt Nam ở các nước trong xây dựng, tổ chức các chương trình hoạt động để vận động, khuyến khích cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài phát huy vai trò cầu nối hữu nghị với bạn bè quốc tế, xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vững mạnh, tiêu biểu và là đại sứ thiện chí, là cánh tay nối dài của Việt Nam với bè bạn năm châu.

Năm là, tăng cường sự lãnh đạo quan tâm của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương, đặc biệt là cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài đối với công tác người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, đối với sự lớn mạnh của các hội, đoàn người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng. Phát huy tốt vai trò của các hội, đoàn người Việt Nam ở nước ngoài, công tác đối ngoại nhân dân tiếp tục là vai trò “tiên phong, mở đường”, làm tròn vai trò “trụ cột” của “nền ngoại giao toàn diện, hiện đại” trong giai đoạn hiện nay.

Sáu là, thường xuyên sơ, tổng kết rút kinh nghiệm công tác đối ngoại nhân dân. Gắn nội dung này trong sơ kết, tổng kết hoạt động hàng năm của các hội, đoàn và các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài; kịp thời đề nghị các cơ quan chức năng, Đảng và Nhà nước khen thưởng những hội, đoàn, người Việt Nam ở nước ngoài có những thành tích tiêu biểu trong công tác đối ngoại nhân dân, góp phần thu hút nhiều nguồn lực về xây dựng và phát triển đất nước.

Như vậy, cùng với đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nước, phát huy vai trò của các hội, đoàn người Việt Nam ở nước ngoài nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới sẽ góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chỉ thị số 45-CT/TW và Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài, tạo nên sức mạnh tổng hợp của đối ngoại Việt Nam trong tình hình mới.

Chú thích:

(1) Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-ii/chinh-cuong-dang-lao-dong-viet-nam-1448.

(2) (3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ Đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2019, t.1, tr.334,656

(4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, t.I, tr.162.

Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

https://dangcongsan.vn/hiep-hoi-doanh-nhan-viet-nam-o-nuoc-ngoai-ket-noi-doanh-nhan-kieu-bao-voi-doanh-nghiep-viet/nghien-cuu-trao-doi/phat-huy-vai-tro-cac-hoi-doan-nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-doi-ngoai-nhan-dan-642867.html

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân
Hôm nay (19/7), tại Trung tâm Hội nghị tỉnh diễn ra Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân năm 2023. Dịp này, bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, trao đổi với Báo Bình Ðịnh một số nội dung xung quanh công tác đối ngoại nhân dân.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
Sáng ngày 19/7/2023, Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân năm 2023 của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam với chủ đề “Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam” đã khai mạc trọng thể tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Hội nghị năm 2023 được tổ chức trên cơ sở phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định.
Peter Hồng, Uỷ viên Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài
Nguồn: dangcongsan.vn

Tin bài liên quan

Người Việt năm châu tiếp tục ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

Người Việt năm châu tiếp tục ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

Khắp năm châu, kiều bào Việt Nam đã cùng chung tay hướng về Tổ quốc, chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi). Từ Liên bang Nga, Campuchia, đến Lào, Iran và nhiều quốc gia khác, tinh thần tương thân tương ái đã được lan tỏa mạnh mẽ. Những hành động thiết thực, những khoản quyên góp quý báu đang góp phần giúp đồng bào vùng bão lũ vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.
Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân tại Hậu Giang

Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân tại Hậu Giang

Ngày 11/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hậu Giang đã phối hợp với Văn phòng phía Nam Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng công tác đối ngoại nhân dân năm 2024. Sự kiện đã thu hút khoảng 100 đại biểu từ các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương trong tỉnh đến tham dự.
Kiều bào muôn phương hướng về quê hương trong cơn bão lũ

Kiều bào muôn phương hướng về quê hương trong cơn bão lũ

Những ngày qua, hình ảnh lũ lụt gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh phía Bắc không chỉ khiến người dân trong nước lo lắng, mà còn chạm đến trái tim của hàng triệu người Việt xa xứ. Từ khắp nơi trên thế giới, kiều bào không ngừng theo dõi diễn biến bão lũ và chung tay tổ chức các hoạt động quyên góp, hỗ trợ cho bà con vùng bị thiệt hại.

Các tin bài khác

Câu lạc bộ Vòng tay Việt – Nga trao tặng phòng tin học cho điểm trường khó khăn ở Cao Bằng

Câu lạc bộ Vòng tay Việt – Nga trao tặng phòng tin học cho điểm trường khó khăn ở Cao Bằng

Ngày 22/8 tại tỉnh Cao Bằng, Câu lạc bộ tình nguyện Vòng tay Việt Nga (Hội Sinh viên Việt Nam tại Nga đã tổ chức bàn giao phòng tin học cho điểm trường Cốc Chom, Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Bảo Toàn (xã Bảo Toàn, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng).
Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Quảng Nam được tặng xe lăn

Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Quảng Nam được tặng xe lăn

Ngày 4/8, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ trao tặng 20 chiếc xe lăn cho nạn nhân da cam các huyện Thăng Bình, Tam Kỳ, Phú Ninh, Núi Thanh. Số xe lăn này do bà Trần Tố Nga, Việt kiều Pháp, kết nối kêu gọi hỗ trợ từ cộng đồng người Việt tại Thụy Sĩ.
Hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn mãi trong lòng người dân Việt Nam

Hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn mãi trong lòng người dân Việt Nam

Xúc động trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã chia sẻ những tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ đối với nhà lãnh đạo đáng kính của Việt Nam - người luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Liên hiệp hội phụ nữ Việt Nam tại CHLB Đức trao quà tri ân thương binh, bệnh binh tại Quảng Trị

Liên hiệp hội phụ nữ Việt Nam tại CHLB Đức trao quà tri ân thương binh, bệnh binh tại Quảng Trị

Ngày 27/7, Liên hiệp hội phụ nữ Việt Nam tại CHLB Đức đã tới thăm, tặng quà và tri ân thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng ở huyện Hướng Hóa và huyện Dakrông, tỉnh Quảng Trị.

Đọc nhiều

Cộng đồng người Việt tại Nhật: tổ chức hai giải bóng đá quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiệt hại bởi bão số 3

Cộng đồng người Việt tại Nhật: tổ chức hai giải bóng đá quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiệt hại bởi bão số 3

Ngày 15/9, tại Nhật Bản đã diễn ra đồng thời 2 giải bóng đá của cộng đồng người Việt ở cả 2 miền Nam - Bắc của xứ sở Mặt Trời Mọc, nhằm phát động quyên góp giúp đỡ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (bão Yagi).
Thêm nhiều khoản viện trợ từ quốc tế giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Thêm nhiều khoản viện trợ từ quốc tế giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Ấn Độ đã vận chuyển 35 tấn hàng cứu trợ khẩn cấp nhằm hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả sau bão Yagi. New Zealand cũng vừa công bố khoản đóng góp 1 triệu đô la New Zealand nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam khắc phục hậu quả nặng nề của cơn bão Yagi.
Tết Trung thu tại Kansai, Nhật Bản: ủng hộ vùng lũ quê nhà 70 triệu đồng

Tết Trung thu tại Kansai, Nhật Bản: ủng hộ vùng lũ quê nhà 70 triệu đồng

Ngày 15/9, tại Trung tâm văn hóa Thành phố Higashi Osaka, Nhật Bản diễn ra chương trình Tết trung thu “Vui hội trăng rằm”. Hơn 200 bạn nhỏ đã cùng các gia đình Việt Nam và Việt – Nhật đến tham gia đêm hội.
Thành phố Hồ Chí Minh: thông tin Nghị quyết 98 đến kiều bào ở Phần Lan

Thành phố Hồ Chí Minh: thông tin Nghị quyết 98 đến kiều bào ở Phần Lan

Từ ngày 13-14/9 (giờ địa phương), Đại sứ quán Việt Nam ở Phần Lan và Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Hội nghị thông tin tuyên truyền về Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội và Đề án Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM từ nay đến năm 2030 và Chương trình nghệ thuật biểu diễn phục vụ bà con kiều bào với chủ đề: “Nhịp điệu thành phố trẻ”.
Trung tâm y tế đảo Trường Sa cứu ngư dân bị tai nạn trên biển

Trung tâm y tế đảo Trường Sa cứu ngư dân bị tai nạn trên biển

Ngày 11/9, một ngư dân bị tai nạn, đứt lìa cổ chân được các y, bác sĩ Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa (huyện Trường Sa, Khánh Hòa) cứu chữa kịp thời và bàn giao bệnh nhân đưa vào vào bờ tiếp tục điều trị.
Triển lãm và tuyên truyền biển, đảo tại Đà Nẵng

Triển lãm và tuyên truyền biển, đảo tại Đà Nẵng

Ngày 9/9, tại Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp với Thành Đoàn Đà Nẵng, Nhà Trưng bày Hoàng Sa tổ chức Triển lãm tư liệu, hình ảnh và tuyên truyền biển, đảo với chủ đề “Tuổi trẻ với biển đảo quê hương” năm 2024.
Vùng 1 Hải quân đã tìm thấy thêm một thi thể ngư dân mất tích trên biển

Vùng 1 Hải quân đã tìm thấy thêm một thi thể ngư dân mất tích trên biển

Sáng 10/9, Vùng 1 Hải quân vẫn tiếp tục phối hợp cùng các lực lượng tìm kiếm các nạn nhân mất tích trên biển.
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
video ca nuoc huong ve dong bao vung bao lu
su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
nhung viec nen va khong nen lam khi bao yagi do bo
8 thang nam 2024 khach du lich quoc te den ha noi tang 42
inforgraphics ngay hoi van hoa huu nghi sac mau asean
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay 17/9: Biển Đông gió mạnh, sóng lớn, cả nước có mưa

Thời tiết hôm nay 17/9: Biển Đông gió mạnh, sóng lớn, cả nước có mưa

Ngày 17/9, Biển Đông có áp thấp nhiệt đới, khả năng xảy ra lốc xoáy, gió giật mạnh cấp 7-8. Cả nước có mưa nhiều nơi, về chiều mưa to đến rất to.
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để bảo đảm an toàn?

Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để bảo đảm an toàn?

Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
Thời tiết hôm nay 14/9: Bắc Bộ nắng, lũ trên các sông xuống chậm

Thời tiết hôm nay 14/9: Bắc Bộ nắng, lũ trên các sông xuống chậm

Hôm nay 14/9, thời tiết Bắc Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Lũ tại các sông đang xuống chậm. Nguy cơ sạt lở đất vẫn xảy ra trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ dù mưa đã giảm.
Cảnh báo không chuyển tiền vào những tài khoản giả mạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Cảnh báo không chuyển tiền vào những tài khoản giả mạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trên mạng xã hội đã xuất hiện những website và fanpage giả mạo các cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để huy động nguồn lực ủng hộ các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng cơn bão số 3.
Thời tiết ngày 13/9: Lũ trên các sông xuống dần, Bắc Bộ nắng lên

Thời tiết ngày 13/9: Lũ trên các sông xuống dần, Bắc Bộ nắng lên

Hôm nay 13/9, thời tiết Bắc Bộ sẽ có nắng sau nhiều ngày mưa dai dẳng, về chiều tối khu vực có mưa rào. Nam Bộ hôm nay mưa to đến rất to.
Lũ trên sông Thao tại Yên Bái vượt mốc lịch sử năm 1968 gần 1m

Lũ trên sông Thao tại Yên Bái vượt mốc lịch sử năm 1968 gần 1m

5h sáng 10/9, lũ trên sông Thao tại Yên Bái là 35,22m, trên mức lũ lịch sử năm 1968 (34,42m) 0,8m. Dự báo hôm nay lũ tiếp tục lên và duy trì trên mức lũ lịch sử.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động