Pháp điều chiến hạm tới Biển Đông để tham gia tập trận cùng Bộ Tứ kim cương
Tuấn Quỳnh (TH) 08/03/2021 15:13 | Nhịp sống biển đảo
Theo SCMP, Hải quân Pháp cho biết, hôm 7/5, tàu sân bay trực thăng Tonnerre và tàu hộ vệ hạm Surcouf đã rời cảng Toulon và sẽ đến Thái Bình Dương trong một sứ mệnh kéo dài 3 tháng.Trong tháng 5, hai chiến hạm này sẽ đi qua Biển Đông hai lần.
Theo lịch trình, tàu sân bay trực thăng Tonnerre và tàu hộ vệ hạm Surcouf sẽ tham gia những cuộc diễn tập quy mô lớn cùng hải quân các quốc gia đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có nhóm “Bộ tứ” - QUAD gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ.
![]() |
Tàu sân bay trực thăng Tonnerre của hải quân Pháp. (Ảnh: Hải quân Pháp) |
Đại úy Arnaud Tranchant, sĩ quan chỉ huy tàu Tonnerre, cho biết, hải quân Pháp sẽ "làm việc để tăng cường" quan hệ đối tác của Pháp với Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia.
Đợt triển khai của tàu Tonnerre và Surcouf nằm trong sứ mệnh Jeanne d’Arc thường niên của hải quân Pháp. Đây là sứ mệnh triển khai lực lượng huấn luyện dài ngày của hải quân Pháp, nhằm đưa các khí tài tác chiến tới những khu vực có lợi ích chiến lược để đào tạo học viên sĩ quan hải quân cũng như tang cường giao lưu, hợp tác khu vực.
Hai chiến hạm sẽ tham gia những cuộc diễn tập quy mô lớn cùng hải quân các quốc gia đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ, các thành viên của nhóm Bộ Tứ.
Một số quốc gia gần đây thông báo kế hoạch triển khai chiến hạm tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đức hồi tuần trước cho biết sẽ điều một hộ vệ hạm tới châu Á vào tháng 8 và chiến hạm này sẽ đi qua Biển Đông khi về nước. Đây sẽ là lần đầu tiên Đức điều chiến hạm tới Biển Đông từ năm 2002.
Anh dự kiến đưa nhóm tác chiến tàu sân bay mới tới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào cuối năm nay và đã lên kế hoạch tổ chức tập trận chung với Nhật Bản. Bộ trưởng Hải quân Anh Ben Wallace mô tả đây là đợt triển khai "quan trọng nhất" của lực lượng này và cho biết sẽ hợp tác với hải quân Mỹ để thực hiện sứ mệnh.
Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích Biển Đông, nơi tuyến đường biển quan trọng đi qua. Nước này cũng ngang nhiên chiếm đóng, bồi đắp đảo nhân tạo và tiến hành các hoạt động quân sự hóa trái phép trên những thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Truyền thông Trung Quốc tuần trước đưa tin quân đội nước này sẽ diễn tập tại Biển Đông suốt tháng 3 để đáp lại các đợt triển khai trinh sát cơ và trinh sát hạm của Mỹ, cũng như đợt điều động nhóm chiến hạm của Pháp tới khu vực.



Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính thể hiện mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Singapore

Bài viết mới
Quảng Bình: Hàng nghìn người tham gia lễ hội Cầu ngư và phát động ra quân đánh bắt hải sản

Cảnh sát biển cấp cứu ngư dân gặp nạn trên biển

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.