Phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025
Quản lý đất đai đối với nhà đầu tư nước ngoài "núp bóng" doanh nghiệp, cá nhân của Việt Nam Phiên chất vấn Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chiều 11/11 nóng lên khi nhiều vấn đề liên quan đến đất đai được đại biểu đề cập. |
Tận dụng ưu đãi từ EVFTA là giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp FDI khôi phục sản xuất Với nhiều ưu đãi về thuế quan và được ví như “đường cao tốc” cho doanh nghiệp đến với thị trường EU, nhưng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) không hẳn tạo thuận lợi với tất cả doanh nghiệp và mọi loại hàng hóa. Tuy nhiên, nếu thay đổi và tận dụng, cộng đồng doanh nghiệp có cơ hội lớn để phát triển kinh tế và vượt qua khó khăn thời kỳ hậu COVID-19. |
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 vào chiều nay - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Một số mục tiêu cụ thể của Nghị quyết là tốc độ tăng năng suất lao động (NSLĐ) bình quân trên 6,5%/năm, trong đó tốc độ tăng NSLĐ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5-7%/năm, tốc độ tăng NSLĐ của các vùng kinh tế trọng điểm và 5 thành phố trực thuộc Trung ương cao hơn tốc độ tăng NSLĐ trung bình cả nước; nâng cao tỉ trọng đóng góp của khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng, trong đó năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 45% GDP; thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước trong nhóm ASEAN-4, đặc biệt đối với các chỉ số về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực.
Tỉ lệ bội chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025 bình quân 3,7% GDP; giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính.
Bảo đảm tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm khoảng 32-34% GDP; nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công đạt mức tiệm cận quốc tế; nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng duy trì ở mức dưới 3%, từng bước phát triển thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp, bền vững.
Phát triển mạnh các loại thị trường; quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 20% GDP; chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai trong bộ chỉ số về Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) tăng 10-15 bậc so với năm 2019; hoàn thành việc xây dựng và công khai Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai; chỉ số Chất lượng đào tạo nghề trong bộ chỉ số về Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) tăng 40-50 bậc; chỉ số Kỹ năng của sinh viên tăng 45 bậc so với năm 2019; tỉ trọng chi cho khoa học công nghệ đạt không dưới 1% GDP, số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm giai đoạn 2021-2025.
Phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có khoảng 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%; tối thiểu 5 đến 10 sản phẩm quốc gia xây dựng được thương hiệu quốc tế.
Kinh tế số chiếm 20% GDP; tỉ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.
Phấn đấu đến hết năm 2025 có khoảng 35.000 hợp tác xã, trong đó có trên 3.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản, khoảng 35% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị.
Nghị quyết cũng đưa ra 5 nhiệm vụ trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế, đó là: Tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách Nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập; Phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực; Phát triển lực lượng doanh nghiệp, thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; Phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn và phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn; Cơ cấu lại các ngành theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh, bền vững và phát huy yếu tố tối đa các tiềm năng, lợi thế.
Cũng tại Nghị quyết này, Quốc hội đề nghị Chính phủ xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết này, hoàn thành trước tháng 4/2022; báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết trong Báo cáo về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm; báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết giữa nhiệm kỳ tại kỳ họp cuối năm 2023 và cả nhiệm kỳ tại kỳ họp cuối năm 2025./.
6 tháng đầu năm 2021: viện trợ phi chính phủ nước ngoài đạt hơn 108,3 triệu USD Sáng 22/10, tại trụ sở Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO), Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (Ủy ban) đã tổ chức cuộc họp để trao đổi về kết quả công tác 9 tháng đầu năm 2021 và rà soát kế hoạch triển khai hoạt động từ nay đến cuối năm. |
Phối hợp liên ngành tư vấn và hỗ trợ nạn nhân của mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 Sáng ngày 06/10, tại Hà Nội, Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH) phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng/Bộ Quốc phòng), Ban Tuyên giáo (Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) tổ chức Lễ ký kết Kế hoạch phối hợp liên ngành trong hoạt động của Đường dây nóng Tư vấn và hỗ trợ nạn nhân của mua bán người giai đoạn 2021-2025. |
Triển khai gói hỗ trợ 5 triệu USD cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ Ngày 27/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) phối hợp cùng Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Chương trình kết nối Doanh nghiệp – Ngân hàng trực tuyến. |