Phải làm gì khi con nói dối?
Phụ huynh nên nhớ rằng nói dối là một phần tất yếu trong quá trình trưởng thành của con, và khi trẻ lớn lên thì hành vi này sẽ dần chấm dứt
Tại sao con nói dối?
Khi nhắc tới vấn đề phổ biến này, phụ huynh nên xem xét qua độ đuổi, hoàn cảnh và lí do con nối dối, cũng như trẻ có thường xuyên nói dối không. Ví dụ, những đứa trẻ dưới 6 tuổi vẫn chưa thể phân biệt rõ ràng giữa tưởng tượng và thực tế, thế nên 'lời nói dối' của chúng thực ra chỉ là một biểu hiện của trí tưởng tượng. Tuy nhiên, một đứa trẻ 4 tuổi cũng có thể cố tình nối dối để tránh bị mắng hay có được thứ mình muốn.
Sau đây là một số lí do tại sao trẻ nói dối thường thấy nhất:
- Trí tưởng tượng phong phú
- Sợ bị phạt
- Khoe khoang để gây ấn tượng với bạn bè
- Tránh làm việc không muốn làm (như dọn đồ chơi)
- Tránh làm bố mẹ thất vọng vì kì vọng của bố mẹ quá cao
- Không vui vì điều gì đó trong cuộc sống
- Muốn được chú ý
Ảnh: Getty Images |
Bố mẹ nên làm gì khi con nói dối?
Dưới đây là một số phương pháp hữu dụng cha mẹ nên nhớ.
1. Tìm lý do tại sao con nói dối
Con bạn đang kể lại một câu chuyện tưởng tượng hay cố tình nói dối vì không muốn bị phạt? Nếu con kể lại một câu chuyện tưởng tượng, hãy giúp con phân biệt giữa trí tưởng tượng và sự thật, nhưng đừng ngăn cản bé sáng tạo (ví dụ,
nếu con khăng khăng mình đã lên mặt trăng cùng với những người bạn tưởng tượng của mình, hãy giải thích cho con như thể bạn cũng muốn tham gia cùng bé).
Tuy nhiên, nếu con bạn nói rằng người bạn trong tưởng tượng đã phá vỡ thứ gì đó mà con không nên chạm vào, bố mẹ cần trấn an con rằng con sẽ không gặp rắc rối nếu kể lại sự thật. Sau đó, bạn nên giải thích với con rằng
bố/ mẹ hiểu rất khó thừa nhận việc con làm sai, nhưng nói thật vẫn tốt hơn.
2. Đừng để trẻ con cảm thấy chúng không thể tới tìm bạn
Nếu con sợ bạn sẽ tức giận, con sẽ nói dối bằng mọi giá. Điều quan trọng là bạn phải đảm bảo con cảm thấy an toàn và cổ vũ để bé biết rằng có thể nói chuyện mà không cảm thấy bố mẹ sẽ không yêu thương mình nữa.
Nghiên cứu cho thấy, nếu bố mẹ dọa nạt sẽ phạt con khi con nói dối thì bé sẽ càng không nói sự thật. Hãy giải thích cho con rằng bạn sẽ không tức giận khi được nghe lời nói thật, vì sự thật là quan trọng nhất. Sau đó, hãy bình tĩnh lắng nghe và chỉ ra con đã sai ở chỗ nào.
Hãy tập trung vào hậu quả, đừng đổ lỗi cho con. Nếu con chịu nói thật, hãy khen con như
"Cám ơn con đã nói thật cho bố/ mẹ nghe, chắc con cũng thấy khó xử khi phải nói thật lắm".
3. Đừng phạt con, hãy dạy con về hậu quả
Có gì khác biệt đây?
Phạt con bắt nguồn từ tức giận, nhưng hậu quả hướng tới mục tiêu sửa chữa lỗi lầm. Ví dụ, nếu con nói dối về làm việc nhà, hãy nói với con về ý nghĩa của việc chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Giao cho con một nhiệm vụ thích hợp để con có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, chẳng hạn như làm những việc nhỏ quanh nhà.
4. Đừng bao giờ gọi con là 'đồ nói dối'
Đây là một cách gọi không chỉ gây tổn thương mà còn để lại hậu quả lâu dài đến cách con bạn nhìn nhận bản thân. Nếu bạn mắng con là đồ nói dối, khả năng cao con sẽ thực sự tin mình là kẻ nói dối và đi nói dối khắp nơi.
3. Cho con biết rõ về mong đợi của bạn
Dạy con rằng bạn không muốn nghe con nói dối. Để con biết nói thật cũng quan trọng như những hành vi ứng xử tốt đẹp khác mà bạn mong muốn ở con, như lễ phép và kính trên nhường dưới.
4. Tự đánh giá bản thân
Bạn có thường nói dối để tránh né một tình huống nào đó hay để có được thứ bạn muốn không? Ví dụ, con bạn nghe bạn nói với hàng xóm rằng bạn không thể trông mèo của cô ấy khi cô ấy đi du lịch vì bạn phải trông một người bà con bị ốm, nhưng trên thực tế, bạn chỉ không thích con mèo đó mà thôi. Thế nên con bạn sẽ tự hiểu là người lớn cũng nói dối vì mục đích riêng.
5. Giải thích cho con nghe về hậu quả của nói dối lên gia đình
Giải thích với con rằng nói dối có thể làm hỏng niềm tin giữa những thành viên trong gia đình. Hỏi rằng sẽ cảm thấy thế nào nếu bố mẹ nói dối con? Liệu con có còn tin bố/ mẹ nữa không? Hay con sẽ nghi ngờ bố mẹ?
Cuối cùng, các bậc phụ huynh hãy lưu ý, nếu con mình vẫn nói dối thường xuyên kể cả sau khi đã được dạy dỗ và hứa hẹn, hãy tìm tới những chuyên gia tâm lý về hành vi trẻ em để đánh giá hành vi và có giải pháp đúng đắn.
Xem thêm
Mẹ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam chia sẻ các điều bố mẹ nên dạy con lúc nhỏ Mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam cho rằng, cái đích của việc học không phải để con đứng đầu hay xuất sắc nhất mà để ... |
Ba nguyên tắc dạy con thành công của tiến sĩ Lê Thẩm Dương 'Giáo dục nói chung, giáo dục con cái nói riêng có nhiều cách, nhiều đường lối nhưng tựu trung lại thì cách tốt nhất lại ... |
Những điều cha mẹ phải dạy con trước tuổi 18 Với một đứa trẻ, những bài học quan trọng nhất trước tuổi 18 là học cách sống tự lập, tự tin và nhất định phải ... |
Quản con bằng cách nào trong thế giới ảo? Cho đến lúc các phương tiện truyền thông đồng loạt cảnh báo về các trò chơi nguy hại đối với trẻ con thì nhiều cha ... |
Nuôi dạy con lớn lên tự tin, trưởng thành bằng những bài học sống thực tế, không có trong bất kỳ sách vở nào Tự tin, trưởng thành là chìa khóa để bất kỳ ai bước vào đời thành công. Những kỹ năng tự chăm sóc bản thân và ... |
Khoe clip dạy con gái 6 tuổi lái ô tô, cặp vợ chồng không lường được hậu quả nhãn tiền Chưa kịp hãnh diện với “tài năng” của con gái, cặp vợ chồng đã lập tức bị cảnh sát sờ gáy chỉ vì một phút ... |
3 bà mẹ vĩ đại trong lịch sử Trung Hoa: Không ngại chuyển nhà đến 3 lần để dạy con thành tài Họ là người sinh ra các bậc danh nhân trong lịch sử Trung Hoa. Họ nổi tiếng với nếp sống đức độ và cách dạy ... |