Quản con bằng cách nào trong thế giới ảo?
Nói về cách sử dụng, cài đặt điện thoại dường như không ai qua được Phương Như (học sinh lớp 4 một trường tiểu học ở Phú Nhuận). Ba mẹ Như đều phải nhờ đến con mình mỗi khi cần cài đặt phần mềm này nọ hay trò chơi các kiểu.
Do cô bé đã sử dụng điện thoại smartphone, ipad ngay từ hồi còn đi mẫu giáo. Cho dù được nhiều người nể phục về những khả năng đó, nhưng ba mẹ Như cứ luôn cho rằng họ đã sai lầm khi cho con tiếp cận với thiết bị công nghệ quá sớm. Vì hiện tại Phương Như gần như chỉ đi cùng ba mẹ đến những nơi nhất định phải có wifi, không thì cứ đóng chặt cửa phòng ôm cái điện thoại cùng thế giới ảo của mình.
Trong khi đó, dù đã hơn 3 tuổi nhưng cu Khang vẫn chưa biết nói và chưa được đi học. Có người gọi bằng nickname Khang Ipad do cu cậu chẳng thể rời xa chiếc máy của mình từ lúc mới mở mắt ra, suốt cả ngày trời cho đến khi lên giường đi ngủ... Cũng có người khuyên nên hạn chế bớt thời gian sử dụng máy, nhưng bố mẹ Khang thì không nghĩ vậy. Với họ, chỉ cần con vui và chịu ngồi yên là được, nên vẫn tiếp tục để con mình lệ thuộc hoàn toàn vào chiếc ipad hằng ngày, hằng giờ.
Cho con chơi điện thoại, cha mẹ được rảnh tay để làm việc khác nhưng lại không hề lường hết những hậu quả xấu có thể xảy ra. |
Ngược lại, gia đình anh Hoàng – chị Diễm, cùng là giáo viên một trường THCS ở Bình Chánh, có quy định rõ ràng về thời gian và cách thức sử dụng các thiết bị công nghệ. Hai đứa con của anh chị chỉ được chơi game giải trí vào các ngày cuối tuần hoặc lễ Tết. Thời gian xem tivi mỗi ngày trong tuần không quá 30 phút. Máy tính bàn và laptop được sử dụng chung cho cả nhà và được đặt ở phòng học chung.
Khi đi ngủ thì smartphone của cả nhà gom lại để chung một chỗ. Chị Diễm cho biết, nhiều người bảo giống kỷ luật quân đội quá, nhưng theo chị đó là điều cần thiết để tập cho con biết sử dụng thiết bị công nghệ có chừng mực, đúng nhu cầu và cũng đúng nơi đúng chỗ.
Thực tế cho thấy, nhiều người đang nghiện thiết bị công nghệ dù ở bất cứ độ tuổi nào. Đặt chân đến đâu cũng lo hỏi ngay “Pass của wifi là gì ?”. Wifi giờ đây chẳng khác nào một loại “oxy mới”, một thứ không thể thiếu của cuộc sống hiện đại hôm nay. Để rồi ai nấy đều tích cực quẹt với lướt, rồi hồn nhiên like, share, comment những điều độc, những chuyện tào lao; tiếp tay cho hàng triệu video clip thuộc đủ loại thượng vàng hạ cám lan truyền đến mức không thể kiểm soát. Để rồi hậu quả chính là những án mạng man rợ, thương tâm xảy ra do hung thủ học hỏi, nghiên cứu từ internet. Nhiều gia đình chia lìa, tan vỡ…
Thực tế cho thấy, nhiều người đang nghiện thiết bị công nghệ dù ở bất cứ độ tuổi nào. |
Ở lứa tuổi đang lớn, tâm lý trẻ con lại hay tò mò, thích thú với những thứ lạ lẫm, những điều người lớn cấm đoán. Nhiều cha mẹ vô trách nhiệm, rất thờ ơ, làm gương xấu cho con cái. Cho con chơi điện thoại, cha mẹ được rảnh tay để làm việc khác nhưng lại không hề lường hết những hậu quả xấu có thể xảy ra. Bởi thế giới ảo nhưng hậu quả rất thật ngoài đời. Con trẻ không chỉ cần được bảo vệ ở đời thực mà cả trong thế giới ảo nữa.
-Để quản được con trong thế giới ảo, trước tiên cha mẹ nên có những kiến thức, sự hiểu biết nhất định, đồng thời cần làm gương cho chúng khi sử dụng thiết bị công nghệ.
-Không để trẻ nhỏ xem và sử dụng điện thoại, ipad, tivi ở độ tuổi quá sớm và thời lượng nhiều.
-Giữa cha mẹ và con cái luôn có sự thỏa thuận rõ ràng về thời gian được phép sử dụng các thiết bị công nghệ hằng ngày cũng như mỗi tuần. Máy tính nên được đặt ở phòng chung, nơi sinh hoạt của cả gia đình.
Trao đổi một cách cởi mở về những gì mình đang lo lắng để con cái cùng hiểu và nhận ra vấn đề, cần hành xử ra sao trong thế giới ảo. |
-Thường xuyên trao đổi, chia sẻ với con về các chương trình, những bộ phim chúng đang quan tâm để phát hiện và điều chỉnh kịp thời những xung hướng lệch lạc khi cần thiết.
-Cha mẹ không cần áp đặt, cấm đoán này nọ mà hãy nhẹ nhàng hướng dẫn và trao đổi một cách cởi mở về những gì mình đang lo lắng để con cái cùng hiểu và nhận ra vấn đề, cần hành xử ra sao trong thế giới ảo.
Xem thêm
Nuôi dạy con lớn lên tự tin, trưởng thành bằng những bài học sống thực tế, không có trong bất kỳ sách vở nào Tự tin, trưởng thành là chìa khóa để bất kỳ ai bước vào đời thành công. Những kỹ năng tự chăm sóc bản thân và ... |
15 sự cố mua hàng online khiến bạn mất niềm tin vào thế giới ảo Đây chỉ là một số trong những tai nạn mua hàng online mà chúng ta đang gặp phải hiện nay. |
Những tấm ảnh lột tả bên trong quán net tại Trung Quốc, nơi hàng nghìn game thủ quên đi thực tại để chìm vào thế giới ảo Những bức ảnh dưới đây đã tiết lộ một thế giới hỗn độn tại các tiệm café internet – nơi có một thế hệ trẻ ... |