Pacific Airlines: Bình mới, rượu có mới?
Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Angola và Armenia |
Việt Nam-Myanmar sẽ thực hiện các hoạt động hữu nghị sáng tạo và hiệu quả hơn, đưa quan hệ hợp tác hợp tác lên tầm cao mới |
Jestar Pacific đổi tên thành Pacific Airlines
Jetstar Pacific sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để đổi tên thương hiệu thành Pacific Airlines, với logo và bộ nhận diện thương hiệu mới được truyền cảm hứng từ màu sắc chủ đạo của Vietnam Airlines. Thời điểm Jetstar Pacific chính thức hoạt động dưới tên mới Pacific Airlines sẽ dựa theo quyết định của nhà chức trách.
Jestar Pacific chính thức đổi tên thành Pacific Airlines, đẩy mạnh hợp tác cùng Vietnam Airlines. |
Pacific Airlines cũng sẽ chuyển đổi hệ thống đặt chỗ từ Navitaire sang Sabre - hệ thống Vietnam Airlines đang vận hành - để đồng bộ hoá mạng bay, các thủ tục đặt chỗ và tính năng dành cho khách hàng với Vietnam Airlines.
Ông Trịnh Hồng Quang, Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines, Chủ tịch Hội đồng quản trị Pacific Airlines cho biết: Với việc đồng bộ hoá hệ thống bán và mạng bay, Pacific Airlines và Vietnam Airlines sẽ tăng cường hiệu quả khai thác, năng lực cạnh tranh trong cả phân khúc hàng không truyền thống lẫn chi phí thấp, vững vàng tiến vào giai đoạn phục hồi hậu COVID-19. Ông Quang cũng bày tỏ hy vọng chiến lược thương hiệu kép sẽ giúp cả hai hãng hàng không mở rộng quy mô và thực hiện các mục tiêu phát triển dài hạn, đồng thời góp phần củng cố vị trí dẫn đầu của Vietnam Airlines Group tại thị trường hàng không nội địa.
Ông Gareth Evans, lãnh đạo cấp cao Tập đoàn Qantas, Tổng Giám đốc Tập đoàn Jetstar cho biết: Đã đến lúc tận dụng lợi thế và tiềm lực của Vietnam Airlines tại thị trường nội địa. Đồng bộ hoá hệ thống đặt chỗ sẽ giúp Pacific Airlines giảm chi phí và tạo nền tảng vững chắc để hãng tiếp tục vươn lên mạnh mẽ.
Đối mặt với những thách thức chung của ngành hàng không do dịch COVID-19 gây ra, hai cổ đông lớn của Pacific Airlines là Tập đoàn Qantas và Vietnam Airlines sẽ tiếp tục xem xét, cân nhắc kế hoạch và lộ trình tái cấu trúc hãng hàng không chi phí thấp này, đồng thời thực hiện các thay đổi cần thiết liên quan đến cơ cấu cổ phần.
Thời gian qua, Vietnam Airlines, với vai trò cổ đông lớn, đã tham gia tái cơ cấu mạnh mẽ Jetstar Pacific trên định hướng “thương hiệu kép”. Sau khi đổi tên thương hiệu, Vietnam Airlines và Pacific Airlines sẽ tiếp tục tạo ra chuỗi sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng từ phân khúc chi phí thấp đến cao cấp, mà còn tăng thêm giá trị, lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Sự kết hợp này cho phép hai bên tận dụng lợi thế của nhau để mang đến cho khách hàng những quyền lợi tốt nhất với mức giá hấp dẫn nhất.
Công ty Cổ phần Hàng không Jetstar Pacific Airlines, hoạt động với tên gọi Jetstar Pacific, là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam, có trụ sở tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN), Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với tiêu chí hoạt động là cung cấp vé máy bay giá rẻ mỗi ngày, hiện Jetstar Pacific điều hành các dịch vụ bay chở hành khách và hàng hoá tới các điểm đến nội địa của Việt Nam bằng đội bay Airbus A320 - 180 ghế. Hãng có 2 cổ đông chính là Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines chiếm 70% cổ phần và Tập đoàn Qantas của Úc chiểm 30% cổ phần. |
Lo bình mới, rượu cũ?
Hãng hàng không Jestar Pacific từng vướng lùm xùm về cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng. |
Vào năm 2019, hãng hàng không Jestar Pacific thời gian dài vướng vào lùm xùm ghế rách trên các máy bay. Khách hàng phản ánh hãng đã quá tiết kiệm khiến cơ sở vật chất được trang bị trên máy bay xuống cấp khá trầm trọng.
Cụ thể, hành khách trên chuyến bay BL 312 ngày 26/5/2019 của Jetstar Pacific khởi hành từ Phú Quốc đi TP HCM phản ánh ghế máy bay đã rách phần da bọc, nhiều phần da ghế nhàu nát, lộ lớp mút bên trong. Túi lưới trước ghế cũng trong tình trạng rách nát. Ngoài ra, phần điều khiển hệ thống giải trí trên tay ghế của máy bay Jetstar cũng đã hỏng nặng, bung nắp và không còn sử dụng được.
Những hình ảnh về cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng được hành khách chụp lại trên chuyến bay của Jestar Pacific. |
Ngay sau đó, đại diện truyền thông của Jetstar Pacific lý giải: "Số ghế này nằm trong kế hoạch thay thế của Jetstar Pacific tuy nhiên việc lắp đặt còn chờ thời gian bởi còn đặt hàng và sản xuất từ chính hãng". Phía Jestar Pacific cũng mong hách hàng thông cảm và khẳng định sẽ nỗ lực hết sức để đẩy nhanh thời gian khắc phục. Tuy nhiên, vụ việc sau đó cũng dần đi vào quên lãng.
Trong khi đó, theo báo cáo lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2019, lượng khách vận chuyển của Jetstar Pacific đạt trên 4,7 triệu lượt khách. Trong đó khách nội địa tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 205,6 tỉ đồng. Jetstar Pacific cũng thực hiện trên 30.400 chuyến bay an toàn 100%, doanh thu hành khách nội địa tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Tháng 1/2020, Jetstar đã lãi 150 tỷ đồng, nếu không có dịch thì Jetstar thậm chí còn lãi nhiều hơn. Hậu Covid-19, hãng có thể lỗ tới 1.200 tỷ đồng. Thời gian tới, Jetstar sẽ tiếp tục tái cơ cấu, bao gồm cả tái cơ cấu chuyển đổi thương hiệu, tái cơ cấu cổ đông và thay đổi phương thức tổ chức bán. Jetstar hiện có 18 tàu bay, sắp tới hãng này sẽ cần tới 30 - 40 tàu để phục vụ các kế hoạch phát triển của mình. Năm 2018 - 2019 Jetstar đã không còn lỗ, thậm chí đã lãi khoảng 30 - 50 tỷ đồng. |
Singapore chính thức thành ổ dịch COVID-19 lớn nhất Đông Nam Á Với 6.588 người nhiễm bệnh trong khi số người tử vong vẫn giữ ỏ mức 11, Singapore đã vượt Indonesia chính thức trở thành ổ ... |
Vietnam Airlines chính thức tạm ngừng bay quốc tế vì dịch Covid-19 Sáng 25/3, Hàng hãng không quốc gia Vietnam Airlines đã thực hiện chuyến bay quốc tế cuối cùng để đưa công dân Việt Nam từ ... |
ACV: Thu 2 đồng lãi 1 đồng; đòi nợ Bamboo, quên Vietnam Airlines? Hiếm có công ty nào trên thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng đạt biên lợi nhuận khủng như ACV khi thu về ... |