Ô tô nhập từ Thái Lan "áp đảo", xe trong nước thêm phần khó khăn
Kim nghạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vượt ngưỡng 2 tỷ USD Bỏ kiểm định ô tô nhập khẩu theo lô, giá xe có giảm? Thị trường ô tô Việt: VinFast gia nhập nhóm "Tứ hùng"? |
Ô tô nhập từ Thái Lan "áp đảo", xe trong nước thêm phần khó khăn |
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải Quan tiếp tục nghi nhận lượng ô tô nhập khẩu kỷ lục từ quốc gia láng giềng Thái Lan. Trong tháng 8/2019, Thái Lan tiếp tục dẫn đầu với 4.266 xe ô tô nguyên chiếc nhập về Việt Nam. Luỹ kế từ đầu năm đã có 56.792 xe được nhập về với kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 1,1 tỷ USD.
Cũng theo báo cáo kể trên, sau 8 tháng đầu năm 2019 cả nước đã nhập khẩu 95.929 xe ô tô nguyên chiếc các loại với tổng kim ngạch hơn 2,1 tỷ USD. Như vậy, chỉ riêng Thái Lan đã chiếm tới hơn 50% cả về số lượng cũng như kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam.
Hàng loạt các mẫu xe có nguồn gốc Thái Lan đều đang dẫn đầu những phân khúc xe hơi ăn khách tại thị trường Việt Nam như: Ford Ranger, Honda CR-V, Toyota Camry, Mazda2 ....
Mitsubishi Xpander là đại diện cho dòng xe nhập khẩu Indonesia tại thị trường Việt Nam - Ảnh H.C |
Đứng sau Thái Lan về lượng xe nhập khẩu về Việt Nam tiếp tục là 1 quốc gia ASEAN khác là Indonesia. Sau 8 tháng đầu năm 2019, lượng xe nhập khẩu từ Indonesia đổ về nước tăng mạnh đạt 28.169 xe. Tuy nhiên, khác biệt với Thái Lan khi xe từ Indonesia nhập về có giá khai báo hải quan khá rẻ. Kim ngạch nhập khẩu xe từ Indonesia từ đầu năm chỉ đạt chưa tới 400 triệu USD, trị giá xe trung bình khá thấp chỉ khoảng gần 14.000 USD/xe (khoảng 320 triệu đồng/xe).
So với Thái Lan, trị giá trung bình xe từ Indonesia thấp hơn rất nhiều khi xe từ Thái có giá trung bình tới 19.360 USD/xe (khoảng 445 triệu đồng/xe). Indonesia hiện đang là cường quốc ô tô giá rẻ của khu vực Đông Nam Á với hàng loạt những mẫu xe như Toyota Wigo, Honda Brio và đặc biệt là mẫu Mitsubishi Xpander.
Mở rộng quy mô thị trường sẽ giúp nền công nghiệp ô tô trong nước phát triển |
Mở rộng quy mô thị trường sẽ giúp nền công nghiệp ô tô trong nước phát triển
Trước đó, tại buổi toạ đàm về Tiềm năng phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ô tô Việt Nam, Ông Phạm Anh Tuấn, người có nhiều năm làm việc tại Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đánh giá: "Do sản lượng thị trường Việt Nam đang khá thấp, điều này khiến các nhà sản xuất ô tô chưa mặn mà đầu tư mạnh cho hoạt động sản xuất trong nước. Điều này khó có thể thúc đẩy việc sản xuất ô tô trong nước phát triển".
Đồng quan điểm với ông Tuấn, chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng chia sẻ: "Hiện tại, ngành sản xuất và lắp ráp xe hơi ở Việt Nam chỉ bằng khoảng 20% so với các nước trong khu vực về cả quy mô thị trường, trình độ kỹ thuật cũng như phát triển công nghiệp hỗ trợ. Ngành ô tô trong nước chủ yếu là lắp ráp đơn giản; công nghiệp hỗ trợ mới chỉ dừng ở sản xuất những linh kiện giản đơn, giá trị thấp. Do đó, phần nào xe sản xuất trong nước sẽ lép vế hơn so với xe nhập khẩu. Tôi nghĩ Chính phủ nên tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát triển công nghiệp ô tô. Bởi lẽ một chiếc ô tô có đến khoảng 4.500 chi tiết linh kiện và liên quan đến rất nhiều ngành công nghiệp khác, như cơ khí chính xác, điện, điện tử, thép kỹ thuật, nhựa, chiếu sáng, sơn, công nghệ kỹ thuật cao... Do đó, ngành ô tô phát triển thì sẽ kéo hàng loạt ngành khác phát triển theo, ngân sách cũng thu được nhiều khoản thuế từ người sử dụng".
Cũng theo các chuyên gia trong ngành ô tô, để một dây chuyền ô tô hoạt động hiệu quả thì phải đạt 200.000 xe/năm. Còn thị trường trong nước phải đạt ít nhất 500.000 - 700.000 xe/năm thì sản phẩm ô tô lắp ráp mới có thể cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu.
Theo những đánh giá mới của Bộ Công thương, tốc độ tăng trưởng trung bình xe sản xuất lắp ráp trong nước giai đoạn 2015-2018 đạt 10%. Năm 2015, sản lượng sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước đạt trên 200 nghìn xe/năm, tốc độ tăng so với 2014 đạt 51%. Năm 2016, sản lượng tiếp tục tăng mạnh, đạt trên 283,3 nghìn xe/năm, tăng 38% so với năm 2015. Năm 2017, sản lượng sản xuất, lắp ráp đạt 258,7 ngàn xe, giảm 9% so với năm 2016; năm 2018 đạt 250 ngàn xe, giảm khoảng 3% so với năm 2017.
Đây là những số liệu cho thấy những triển vọng của nền công nghiệp ô tô trong nước. Nếu tiếp tục được đầu tư đúng hướng nền công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn sẽ có chỗ đứng trong khu vực.
Xe "chiến lược" của Toyota đồng loạt giảm doanh số tới 30% Trong tháng 8/2019, tất cả các mẫu xe lắp ráp của Toyota Việt Nam đều sụt giảm mạnh doanh số, lên tới 30%. Đây là ... |
Toàn thị trường ô tô sụt giảm mạnh trong tháng "cô hồn" Báo cáo bán hàng của các thương hiệu ô tô lớn trên thị trường Việt Nam ghi nhận doanh số bán sụt giảm khá mạnh ... |
Tăng thuế, giá ô tô nhập khẩu có nguy cơ tăng mạnh Những đề xuất mới của Bộ Công thương về việc tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô sẽ khiến giá cả ... |
Kim nghạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vượt ngưỡng 2 tỷ USD Báo cáo mới nhất ghi nhận kim nghạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tăng mạnh vượt ngưỡng 2 tỷ USD sau chưa đầy 8 ... |