Những điều cần lưu ý khi đi lễ ngày Vu Lan
Đi chùa ngày lễ Vu Lan và lễ vật cần chuẩn bị
Những điều cần lưu ý khi đi chùa ngày lễ Vu Lan |
Nếu như ngày thường, việc sắm lễ đi chùa đã khá được coi trọng thì trong ngày Rằm tháng 7, việc sắm sửa càng cần phải cẩn trọng hơn. Khi đến dâng hương tại các chùa bạn chỉ được sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả…
Hoa tươi lễ Phật thường là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa hồng, hoa cúc… Quả chín dâng lên ban thờ tốt nhất là các loại quả như chuối, thanh long, nho, bưởi, táo, hồng, đu đủ, hồng xiêm…Tại chùa, bạn chú ý không để tiền thật lẫn tiền âm phủ lên ban thờ hay mâm lễ.
Bạn không nên sắm sửa tiền âm phủ hay vàng mã để lễ Phật tại chùa. Nếu muốn thì chỉ đặt ở bàn thờ của Thánh Mẫu, Đức Ông hay Thần Linh mà thôi.
Tại các ban thờ Phật, Bồ Tát thì cũng kiêng đặt tiền âm phủ, vàng giả, thậm chí cả tiền thật cũng không được đặt lên. Tốt nhất, bạn nên bỏ tiền vào các hòm công đức trong chùa, vừa không phạm đến Thánh Thần mà vừa thiết thực, ý nghĩa. Không nhất thiết phải lấy giấy chứng nhận công đức, nếu có lấy thì hãy hóa vàng giấy này thay vì đặt lên bàn thờ để báo công.
Không đặt rượu, bia hay thuốc lá tại ban thờ Phật mà chỉ có thể đặt trên ban thờ Thánh.
Những điều cần lưu ý khi đi chùa ngày lễ Vu Lan
Cầu khấn thành tâm
Trong ngày này, bạn nên đi chùa thắp hương và cầu xin Đức Phật cho cha mẹ được bình an, sức khỏe và may mắn. Nếu như với những ai không may mắn khi cha mẹ đã qua đời thì hãy cầu xin Đức Phật đưa đường chỉ lối cho cha mẹ được an nghỉ nơi suối vàng.
Ăn chay vào ngày lễ Vu Lan
Ăn chay là một tập tục tín ngưỡng của người Việt, đưa con người về với chốn thanh tịnh, với bản ngã của mình. Ăn chay là cách để thể hiện sự thành tâm với Phật và giảm bớt sát sinh.
Bạn hãy dành một ngày để đi lễ chùa và ăn chay cầu xin cho cha mẹ mình được bình an, mạnh khỏe. Ăn chay không những tốt cho sức khỏe của bạn và cũng là cách để bảo vệ môi trường sống của con người của chính chúng ta.
Những lưu ý khi đến chùa
Vào chùa nên đi từ cửa bên, không đi cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa khi bước vào, phải bước qua bậu cửa, nếu không chắc chắn phạm tội bất kính.
Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.
Chỉ cắm hương vào bát, nếu bát hương có hương rồi không cần cắm tiếp. Không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ...
Chốn linh thiêng không phải là nơi để “khoe hàng” Một bộ phận các thiếu nữ vẫn lựa chọn cho mình những trang phục không phù hợp, bất chấp thuần phong mỹ tục và cả những ánh mắt khó chịu của những người xung quanh khi đi lễ chùa. |
Rằm tháng 7: Phố cổ Hà Nội mù mịt hóa vàng mã, Sài Gòn chen nhau mua cơm chay, đi lễ chùa Dịp Rằm tháng 7, các gia đình thường chuẩn bị nhiều đồ đạc vàng mã, quần áo giấy đốt trong ngày "xá tội vong nhân" cũng như ăn chay, niệm phật cầu chúc nhiều điều tốt lành. |
Những điều cần lưu ý và hết sức kiêng kỵ khi đi lễ chùa đầu năm TĐO - Có những quy tắc hết sức đơn giản khi đi lễ chùa dịp đầu năm, nhưng vô tình chúng ta lại không để ý đến và mắc phải điều cấm kỵ. Hãy “bỏ túi” cho mình những điều sau đây để có chuyến hành hương ý nghĩa. |