Những chuyến tàu biển chở hàng đầu tiên của năm mới cập cảng
Kinh tế Việt Nam năm 2020: Thành công và những việc cần làm Trả lời phỏng vấn tạp chí Thời Đại, GS-TS. Andreas Stoffers, Giám đốc quốc gia Viện Frederich Naumann vì tự do (FNF, Đức) tại Việt Nam cho rằng nền kinh tế của Việt Nam rất tiềm năng và đã đạt được nhiều thành công trong năm 2020. Đồng thời ông cũng cho rằng kinh tế Việt Nam vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. |
Nhận dạng những xu hướng kinh tế toàn cầu bị tác động bởi COVID-19 Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến cuộc sống và làm việc của hầu như mọi tổ chức và cá nhân trên thế giới. Điều này đã buộc những ngành nghề cũ phải đổi thay và những ngành nghề mới ra đời. Những cách thức sống và làm việc mới đang trỗi dậy khi nỗi sợ hãi dần tan. Dưới đây là một số xu hướng sẽ định hình và định nghĩa lại đời sống, tổ chức và xã hội của tất cả chúng ta. |
Chuyến tàu đầu tiên của năm mới STARSHIP URSA cập cảng cảng Tân Cảng Cát Lái vào lúc 1h sáng ngày 12/2/2021. Ảnh: VGP/ Phan Trang. |
Ngày 12/2 (mùng 1 Tết), chuyến tàu đầu tiên của năm mới STARSHIP URSA, quốc tịch Marshall Island, trọng tải 23.927 DT cập cảng cảng Tân Cảng Cát Lái vào lúc 1h00.
Chuyến tàu mẹ đầu tiên CMA CGM J. ADAMS, quốc tịch Malta thuộc hãng tàu CMA CGM, trọng tải 148.992 DWT cũng vào làm hàng 2h30 tại cầu cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link.
Có thể thấy, trong những ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán Tân Sửu, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn diễn ra liên tục.
Sản lượng hàng hóa thông qua cảng trong tháng 1/2021 đạt hơn 62 triệu tấn, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó hàng container là 2,2 triệu TEUs tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020 (hàng xuất khẩu là 734.000 TEUs, tăng 22%, hàng nhập khẩu 679.000 TEUs, tăng 23 %). Khu vực có sự tăng trưởng mạnh nhất là khu vực cảng biển Hải Phòng (tăng 26%), TPHCM (tăng 27%) và khu vực Cái Mép - Thị Vải (tăng 29%).
Thời gian qua, dịch bệnh COVID-19 đã làm việc giao thương hàng hóa toàn cầu bị ảnh hưởng, tuy nhiên nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của châu Âu, châu Mỹ đối với thị trường châu Á (trong đó có Việt Nam) vẫn tăng cao trong nhờ tác dụng của các Hiệp định thương mại tự do đã giúp xuất nhập khẩu Việt Nam đạt con số ấn tượng.
Chưa kể, những tháng cuối năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn như: thiếu container rỗng để đóng hàng, giá cước vận tải container tăng cao, tình trạng nghẽn cảng diễn ra nghiêm trọng ở nhiều cảng biển lớn của châu Âu và Mỹ; tình trạng phong tỏa để chống dịch của các nước làm cho một lượng rất lớn container không di chuyển được hoặc di chuyển rất chậm làm cho các hàng tàu thiếu container rỗng để cung cấp cho các chủ hang; thiếu hụt vỏ container vào đúng mùa cao điểm làm nhu cầu tăng cao đột biến.
Để giải quyết tình trạng trên, Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, cơ quan này đã chỉ đạo các Cảng vụ hàng hải phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển đẩy nhanh thủ tục cho tàu thuyền ra, vào cảng được thuận lợi nhanh chóng để tháo gỡ những vướng mắc thời điểm cuối năm 2020.
Bên cạnh đó, Cục cùng với cảng và hãng tàu xây dựng phương án bảo đảm an toàn hàng hải để cho phép tàu có trọng tải lớn ra vào cảng; yêu cầu các doanh nghiệp cảng biển tăng hiệu suất khai thác, tận dụng tối đa nguồn lực để giải phóng tàu nhanh, không để xảy ra tình trạng chậm chễ trong quá trình làm hàng, tăng năng lực kết nối vận tải để giải phóng hàng.Bốc dỡ hàng từ tàu CMA CGM J. ADAMS. Ảnh: VGP/ Phan Trang |
Đồng thời, Cục cũng chỉ đạo các Cảng vụ làm việc với các hãng tàu nước ngoài, chủ hàng… công khai minh bạch giá cước và tăng giá theo đúng quy định; có giải pháp tăng lượng dự trữ container rỗng; kêu gọi các hãng tàu đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn khó khăn theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-C-TT ngày 4/3/2020 về các nhiệm vụ giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19.
Các đơn vị của ngành hàng hải cũng nghiên túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT phòng chống dịch trong hoạt động hàng hải; đảm bảo các cảng biển hoạt động 24/7 cho tàu thuyền ra vào làm hàng, không ngắt quãng chuỗi cung ứng hàng hóa; đặc biệt khi tàu biển đi vào khu vực có dịch thì phải tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn của cơ quan phòng chống dịch.
Trên hết, để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá tăng cao, cơ sở hạ tầng cảng biển và giao thông kết nối được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm hoàn thiện, ngày càng phát huy ưu thế của hàng hải Việt Nam.
Trong tháng 1/2021, hệ thống cảng biển Việt Nam được hoàn thiện đồng bộ, hiện đại với những cảng nước sâu đi vào hoạt động, có khả năng tiếp nhận tàu container lớn nhất thế giới (lên tới hơn 200.000 DWT), tàu dầu VLCC (những con tàu lớn nhất hiện nay chủ yếu vận chuyển dầu thô từ Trung Đông đi khắp thế giới) trọng tải đến 320.000 DWT…, tiếp nhận được đồng thời ba tàu mẹ vào làm hàng cùng lúc. Cảng nước sâu đi vào hoạt động sẽ bổ sung kịp thời hạ tầng cầu cảng container phục vụ nhu cầu thông qua hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và khu vực đang tăng trưởng.
Kinh tế Việt Nam năm 2020: Thành công và những việc cần làm Trả lời phỏng vấn tạp chí Thời Đại, GS-TS. Andreas Stoffers, Giám đốc quốc gia Viện Frederich Naumann vì tự do (FNF, Đức) tại Việt Nam cho rằng nền kinh tế của Việt Nam rất tiềm năng và đã đạt được nhiều thành công trong năm 2020. Đồng thời ông cũng cho rằng kinh tế Việt Nam vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. |
Nhận dạng những xu hướng kinh tế toàn cầu bị tác động bởi COVID-19 Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến cuộc sống và làm việc của hầu như mọi tổ chức và cá nhân trên thế giới. Điều này đã buộc những ngành nghề cũ phải đổi thay và những ngành nghề mới ra đời. Những cách thức sống và làm việc mới đang trỗi dậy khi nỗi sợ hãi dần tan. Dưới đây là một số xu hướng sẽ định hình và định nghĩa lại đời sống, tổ chức và xã hội của tất cả chúng ta. |
Nhiều chỉ số kinh tế "khởi sắc" ngay đầu năm 2021 Đây là thông tin được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Người phát ngôn của Chính phủ nhấn mạnh tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2021 diễn ra vào chiều nay (2/2). |