Nhiều chỉ số kinh tế "khởi sắc" ngay đầu năm 2021
Quang cảnh buổi họp báo Chính phủ phiên thường kỳ đầu tiên của năm 2021 - Ảnh H.C |
Cũng theo báo cáo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, tháng đầu năm, nền kinh tế tiếp tục có dấu hiệu phục hồi. Dễ thấy nhất, đó là sự phục hồi trong sản xuất công nghiệp. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2021 ước tính tăng tới 22,2% so với tháng 1/2020. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 27,2%. Đây là con số tăng trưởng khá tích cực.
Hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng tăng, các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị và cơ sở kinh doanh chủ động chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào, phong phú, đa dạng nhằm kích cầu, thu hút tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2021 ước tính đạt 479,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước.
Ở một góc độ khác, từ “khởi sắc” cũng được sử dụng nhiều để nói về tình hình đăng ký doanh nghiệp trong tháng 1/2021. Khởi sắc bởi vì doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng cả về số lượng và vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước và tăng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động. Tổng số vốn đăng ký mới và đăng ký bổ sung của các doanh nghiệp tăng 10,5% so với tháng 1/2020. Số doanh nghiệp thành lập mới đạt gần 10.100 doanh nghiệp, tăng 21,9% so với cùng kỳ.
Nhiều chỉ số kinh tế "khởi sắc" ngay đầu năm 2021 - Ảnh minh hoạ |
Bên cạnh đó, nhiều chỉ số khác cũng cho thấy dấu hiệu tốt lên của nền kinh tế so với tháng đầu năm trước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 1/2021 ước tính đạt 53,9 tỷ USD, tăng 45,2% so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 27 tỷ USD, tăng 46,7%; nhập khẩu hàng hóa đạt 26,9 tỷ USD, tăng 43,7%. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 100 triệu USD.
Chỉ còn ít ngày nữa là Tết cổ truyền dân tộc, đón Xuân mới Tân Sửu 2021, bên cạnh những việc cần làm ngay, Chính phủ sẽ thảo luận các giải pháp tạo ra những chuyển biến tích cực, rõ nét, góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng trong từng tháng, từng quý, để phấn đấu đạt được mục tiêu tăng trưởng của năm 2021 đã đề ra, làm sao không để tình trạng “đầu năm đủng đỉnh, cuối năm vất vả”.
Đặc biệt là tiếp tục đưa ra các giải pháp cần thiết để phòng chống, kiểm soát dịch bệnh với mục tiêu xuyên suốt là bảo đảm tính mạng, sức khỏe nhân dân là quan trọng nhất. Đặc biệt không được coi thường, chủ quan, khinh suất đối với dịch bệnh COVID-19, càng khó khăn 1 thì phải cố gắng 3 để duy trì đà tăng trưởng, Người phát ngôn Chính phủ nhấn mạnh.
Việt Nam dẫn đầu tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2020 Theo thống kê của CNBC dựa trên các nguồn chính thức và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt trội các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á, kể cả Trung Quốc. |
Allianz: COVID-19 là rủi ro số 1 đối với kinh doanh trong năm 2021 ở Trung Quốc Báo cáo khảo sát có tiêu đề là Allianz Risk Barometer 2021 (tạm dịch Phong vũ biểu về rủi ro năm 2021 của Allianz) vừa được Allianz Global Corporate & Specialty (AGCS) công bố. Đây là cuộc khảo sát thường niên về rủi ro kinh doanh trên toàn cầu. |
Phát triển kinh tế biển làm điểm tựa để ngư dân vươn khơi, bám biển Phát triển kinh tế biển để vừa là điểm tựa cho an ninh quốc phòng, vừa là điểm tựa để ngư dân ra khơi, bám biển là mong muốn của cán bộ, chiến sĩ. |