Nhộn nhịp phố Malaysia ở Việt Nam
9X Việt đạt 4 huy chương tại Giải vô địch ẩm thực Malaysia Đoàn Thanh Điền (sinh năm 1990, hiện là bếp trưởng Nhà hàng ẩm thực Tám Lúa, thành phố Đà Lạt) đã mang về 4 huy chương, trong đó có 2 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Đồng tại Giải vô địch ẩm thực Malaysia (Malaysia Culinary Worldcup 2023, tổ chức vào tháng 2/2023). |
2 kiểu chào hỏi trong văn hoá của người Malaysia Giống với văn hoá của người Việt - “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, đối với người Malaysia, văn hoá chào hỏi cũng rất được đề cao và là một nét đẹp thể hiện nhân cách, đạo đức và trình độ văn hoá của mỗi người. |
Tọa lạc ở cửa Tây chợ Bến Thành (Q.1), con đường Nguyễn An Ninh dài hơn 100m gần 10 năm nay được nhiều người biết đến là một khu tập trung buôn bán, ăn uống sầm uất, bậc nhất dành riêng cho khách du lịch Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Brunei,…
Du khách đang lựa chọn khăn choàng đầu truyền thống Hồi giáo (Ảnh: Lao động). |
Khu phố có khoảng hơn 100 cơ sở kinh doanh, hầu hết chủ là người Chăm theo đạo Hồi, nói tiếng Malaysia lưu loát. Ai cũng đon đả và nói Tơ-ri-mơ ka-sêh (Terima kasih: cảm ơn). Tại các cửa hàng trên phố Malaysia, mọi người có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, tiếng Malaysia, tiếng dân tộc Chăm ở Việt Nam. Từ cửa hàng lớn cho đến xe hàng rong, du khách có thể giao dịch bằng đồng tiền Việt, USD hoặc ringgit Malaysia (MYR).
Các quán ăn trên con phố Malaysia mang hương vị đặc trưng của người Malaysia nói riêng và người Hồi giáo nói chung (Theo Báo Thể thao & Văn hóa). |
Điểm nhấn của phố Malaysia là các nhà hàng mang đậm phong cách Malaysia từ cách bài trí cho đến biển hiệu khiến nhiều du khách cảm thấy như đang du lịch tại Malaysia ngay ở Việt Nam. Du khách đến đây có thể tìm mua trang phục truyền thống Hijab, những bộ váy kurung baju, đến đồ ăn, thức uống, đồ lưu niệm,… Hầu hết hàng quán đều bày bán các món ăn đặc trưng của Malaysia như món cơm nấu nước cốt dừa, ăn kèm cá khô hoặc trứng. Các cửa hàng bán thức ăn tại đây đều do người Chăm làm chủ vì đại đa số họ đều theo đạo Hồi nên biết được khẩu vị cũng như những loại thực phẩm cấm kỵ.
Dọc hai bên đường, nhiều các xe bán hàng rong như bánh mì kebab, kopi (cà phê), bánh kếp, trái cây tươi... đều ghi chữ Halal kèm biểu tượng. Có nghĩa là, những món ăn đạt quy chuẩn tôn giáo, phù hợp về chuẩn mực và giá trị của đạo Hồi, người trong đạo mới có thể dùng.
Xe bán đồ ăn thức uống như bánh mì kebab, kopi (cà phê), bánh kếp, trái cây tươi... Các nhà hàng, xe rong bán đồ ăn thức uống đều ghi chữ Halal. (Ảnh: Báo Lao động). |
Sau thời gian im ắng do dịch Covid-19, khu phố Malaysia ngay giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh lại nhộn nhịp khách ghé đến mua sắm, vui chơi.
Phố Malaysia được hình thành từ năm 2011, khi bà Hajal Basiroh - bà chủ của thương hiệu trang phục Basiroh chuyên sản xuất, kinh doanh các trang phục truyền thống của người Hồi giáo đến để thuê mặt bằng. Không chỉ kinh doanh quần áo, bà Basiroh còn mở cả cửa hàng ẩm thực cho người Hồi giáo. Trước đó, du khách đến từ các quốc gia nói tiếng Bahasa gặp khó khăn khi rất ít hàng quán phục vụ đồ ăn đúng chuẩn Halal cũng như quần áo đặc trưng. Con đường Nguyễn An Ninh lúc đó có 4 cửa hàng mang tên bà, được nhiều người xung quanh và du khách quen miệng gọi là "phố Basiroh". Lượng khách Malaysia tìm đến khu phố ngày càng đông, nhiều cửa hàng trang phục và ẩm thực Halal cũng theo đó mở thêm, dần hình thành phố Malaysia. Nhờ sự đặc biệt của khu phố này, nơi đây là một trong những địa điểm thu hút du khách trong và ngoài nước ghé đến tham quan, vui chơi và mua sắm về đêm tại thành phố Hồ Chí Minh. |
Cục Quản lý lao động ngoài nước lưu ý việc đưa lao động sang làm việc tại Malaysia Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) vừa thông tin một số nội dung cần lưu ý đối với các doanh nghiệp dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với thị trường Malaysia. |
Cộng đồng người Việt tại Malaysia, Australia hướng về cội nguồn nhân dịp đầu Xuân Tối 4/2, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã tổ chức chương trình gặp mặt đầu Xuân Quý Mão 2023 tại trụ sở của Đại sứ quán ở thủ đô Kuala Lumpur. |