2 kiểu chào hỏi trong văn hoá của người Malaysia
Cách chào hỏi của người Malaysia - Đặt tay lên trái tim (Ảnh: KT). |
Chào “Salam” - Kiểu chào đặc trưng của người Hồi giáo
Thông thường, người dân Malaysia sẽ chào nhau bằng “Salam” - một câu mang tính tôn giáo được những người Hồi giáo sử dụng khi chào hỏi. Câu gốc đầy đủ của lời chào này là “As-salamu alaykum”, trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “Mong quý vị được bình an” hoặc “Bình an cho quý vị”.
Tuy nhiên, mỗi quốc gia Hồi giáo lại có cách thu gọn câu này, chỉ còn lại hai âm như “salam” hay “salem”. Câu trả lời điển hình cho lời chào này là “Wa alaykumu s-salam ” với ý nghĩa “Và cũng mong quí vị được bình an”. Đối với người Hồi giáo, câu chào này giúp họ gắn kết với nhau như một gia đình và thiết lập các mối quan hệ cộng đồng mạnh mẽ.
Khi thực hiện lời chào “Salam”, người Malaysia thường thực hiện đơn giản bằng việc duỗi thẳng bàn tay và đặt lên ngực. Khi chào một người Malaysia vào buổi sáng chúng ta sẽ dùng “Salamat pagi”, vào buổi chiều là “Salamat petang”.
Chào “Namaste” - Lời chào từ trái tim
Bên cạnh kiểu chào thông thường là “Salam”, khi muốn thể hiện sự tôn trọng hơn với người đối diện, người dân Malaysia sẽ thực hiện kiểu chào “Namaste”.
Namaste là một từ tiếng Phạn cổ có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo thời kỳ Vệ đà. Thuật ngữ này đã được sử dụng như một lời chào từ hàng ngàn năm trước. Trong tiếng Phạn, “Nama” có nghĩa là “cúi đầu”; “as” có nghĩa là “tôi”, “te” có nghĩa là “bạn”. Chính vì vậy, theo nghĩa đen, thuật ngữ Namaste có nghĩa là “Tôi cúi đầu chào bạn”. Lời chào này xuất phát từ trái tim kết nối với trái tim, cùng với đó là sự biết ơn của bạn dành cho tôi.
Trên thực tế không có bất kỳ một yêu cầu khắt khe nào đối với việc thực hiện lời chào Namaste. Khi người Malaysia nói "Namaste", thông thường, họ sẽ úp hai bàn tay lại với nhau sau đó rút về và đặt ở trước ngực mình, nhắm mắt lại, mỉm cười nhẹ và cúi đầu về phía trước. Hai tay chắp phía trước sẽ biểu hiện cho sự chân thành, cúi đầu thể hiện sự kính trọng và nhắm mắt giúp tâm hồn trở nên thảnh thơi. Đôi khi, Namaste cũng diễn ra ngay sau cái bắt tay đầu tiên. Chúng ta có thể đáp lại bằng cách đặt bàn tay phải trước ngực sau khi bắt tay.
Ngoài ý nghĩa “Tôi cúi đầu chào bạn” thì Namaste còn có thể mang những ý nghĩa như: Tôi tôn trọng bạn; Chúng ta là một; Chúng ta bình đẳng…
Năm 2023 là dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Malaysia (30/03/1973 – 30/03/1975), sẽ có nhiều hoạt động giao lưu giữa nhân dân hai nước nhân dịp kỷ niệm này. Vì vậy chúng ta cũng cần lưu ý một số điều khi giao tiếp với người Malaysia như sau: - Khi gặp người lớn tuổi, chúng ta nên cúi đầu chào và khi ra khỏi phòng thì nên nói xin lỗi kèm theo một cái gật đầu nhẹ. - Khi giới thiệu thì nữ giới được giới thiệu trước. Ngoài bắt tay, không nên có sự tiếp xúc nào nơi công cộng giữa những người khác giới. Khi được giới thiệu với một phụ nữ người Malaysia, chúng ta chỉ nên bắt tay khi họ đưa tay ra trước còn trong trường hợp họ không chủ động đưa tay, chúng ta chỉ cần cười và cúi chào. - Người dân Malaysia rất kỵ trong việc xoa đầu và lưng người khác nên chúng ta cũng cần chú ý điều này để không mắc phải. - Khi chỉ một vật hay một ai đó, chúng ta nên dùng tay phải ngoài ra có thể chỉ bằng ngón tay cái hay 4 ngón tay và vẫy ngón tay xuống. Chỉ bằng ngón trỏ sẽ bị xem là thô lỗ vì nó chỉ dùng chỉ động vật. |