Nhọc nhằn nghề săn ươi bay
Kostas Sarantidis - Nguyễn Văn Lập với Quảng Nam - Đà Nẵng Tháng 2/1946, Kostas Sarantidis (tên Việt là Nguyễn Văn Lập) là anh lính lê dương mới 19 tuổi, người gốc Hy Lạp theo chân quân đội viễn chính Pháp đổ bộ lên Sài Gòn, dưới chiêu bài “giải giáp quân đội Nhật”. |
Thiếu nước ngọt, hàng chục hộ dân ở xã đảo Tam Hải nhọc nhằn đi xin nước Thời điểm này đang vào mùa nắng nóng, thế nhưng nguồn nước ngầm đang dần cạn kiệt khiến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con trở nên khó khăn hơn. |
Hiện tại đang mùa cao điểm thu hoạch ươi ở vùng núi các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. |
Thời điểm này đang là mùa ươi, loại quả đặc biệt dùng để làm thuốc và làm nước giải khát có giá trị rất lớn tới hơn 200 ngàn một kg khiến hàng ngàn người dân đổ về những cánh rừng thuộc các tỉnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi... để săn ươi kiếm lời.
Hiện tại đang mùa cao điểm thu hoạch ươi ở vùng núi các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi nên giá quả ươi lúc cao điểm lên đến hơn 240 ngàn đồng/kg. Giá cao như vậy khiến hàng ngàn lượt người cơm đùm gạo bới không quản nguy nan xông vào rừng thẳm.
Thông thường mùa ươi bắt đầu từ tháng 6 đến mùa mưa xuống, nhưng không phải năm nào ươi cũng cho quả. |
Tại huyện miền núi Phước Sơn, Nam Trà My (Quảng Nam) những ngày vừa qua có rất nhiều người dân đến từ nhiều địa phương khác vào các khu rừng để lấy hạt ươi. Mỗi chuyến đi lấy ươi thường tổ chức thành một nhóm 5-7 người, kéo dài khoảng một vài ngày, hiện tại đang vào chính vụ nên mỗi chuyến đi có thể thu được khoảng vài chục kg tới cả tạ ươi.
Ươi được mùa, được giá cũng kéo theo một đội quân thương lái đông đảo. Chỉ cần ra đến cửa rừng là đã có người đón mua. Nhóm của chị Đinh Nghĩa (Trà My, Quảng Nam) gồm 3 người vừa bước ra khỏi cửa rừng với hai bao ươi nặng trĩu đã có người tới trả ngay 10 triệu đồng. Ươi được đội quân thương lái mua, sau đó bán lại cho các đầu nậu khác. Các chợ ươi tự phát từ đây cũng hình thành. Giá ươi tươi bán ngay tại cửa rừng dao động khoảng 180.000 đồng/kg, tính ra một tuần mỗi nhóm may mắn có thể kiếm được trên 20 triệu đồng.
Nhiều người trèo cây thu hoạch ươi bị tai nạn nguy hiểm tới tính mạng. |
Tại huyện Phước Sơn (Quảng Nam), anh Hồ Văn Don (46 tuổi, xã Phước Đức, Phước Sơn), một người dân B'hnoong thường đi nhặt ươi bay tại khu vực giáp ranh Vườn quốc gia Sông Thanh khắc khoải cho biết, thời điểm này mỗi ngày có nhiều nhóm người từ các nơi đến, mang theo dụng cụ để khai thác. Điều đáng nói là họ không chỉ nhặt hạt ươi, mà còn đốn hạ cây ươi để lấy hạt. Chỉ cần lắng tai là nghe tiếng cưa máy hoạt động. “Mỗi ngày có nhóm hạ vài cây ươi còn sống xuống để lấy hạt, bất kể hạt ươi xanh hay chín cũng đều bị gom tất. Giá ươi cao mang lại nguồn lợi lớn nên họ bất chấp tất cả, khiến nhiều cây gỗ quý cũng bị ngã theo. Sau khi vặt hết trái, cây ươi bị bỏ nằm héo khô cùng với nhiều cây khác, “ươi tặc” lại tiếp tục tìm cây mới. Cứ thế, rừng ươi dần dân bị tiêu diệt!” anh Don cho biết.
Điển hình như mới đây trung tuần tháng 6/2021, Trạm Bảo vệ rừng Phước Xuân (huyện Phước Sơn) đã phát hiện một số đối tượng lén lút vào tiểu khu 625 thuộc xã Phước Xuân chặt hạ cây ươi. Đối tượng này khai nhận chặt cây ươi nhằm thu lượm hạt. Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh đã có công văn yêu cầu các Tổ bảo vệ rừng trực thuộc tiến hành rà soát, thống kê những khu vực phân bố cây ươi trong lâm phận để có biện pháp bảo vệ, đồng thời tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, bảo vệ nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý tình trạng khai thác ươi trái phép.
Lực lượng chức năng phát hiện đối tượng đốn hạ cây ươi ở Phước Sơn (Quảng nam). Ảnh: CA Phước Sơn. |
Vào mùa ươi, nhiều người chặt hạ ươi để lấy hạt. Ảnh: CA Phước Sơn. |
Theo ông Huỳnh Đức Vũ - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phước Sơn cho biết, thời gian qua địa phương đã thành lập các tổ và phân thành nhiều nhóm nhỏ để tham gia công tác quản lý, bảo vệ. Các tổ được phân công thường xuyên vào rừng để giám sát, truy quét việc chặt phá cây ươi và các loại cây khác; một tổ khác làm nhiệm vụ chốt chặn tại các cửa ngõ ra vào các thôn. Bên cạnh đó, vườn quốc gia Sông Thanh cũng tăng cường công tác phối hợp với các xã tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ cây ươi; giúp người dân thấy rõ tầm quan trọng và giá trị kinh tế mang lại của cây ươi để từ đó có sự đồng thuận trong công tác bảo vệ.
Một người dân khi đi nhặt hạt ươi cũng tâm sự rằng, nghề đi ươi này cũng nhiều gian khổ lắm, sống trên rừng thiếu thốn lại nhiều tai họa rình rập. Nhiều lúc đi gặp rắn, bò cạp núi, muỗi, mòng, vắt... cắn. Nguy hiểm hơn là khi cây bị cưa ngã kéo theo nhiều cây khác đổ xuống, nếu bị cây đập trúng người thì khó giữ được tính mạng. Như trường hợp mới đây của Hồ Văn Hà (17 tuổi, ngụ xã Phước Hiệp, Phước Sơn, Quảng Nam) trong lúc trèo cây ươi cao hơn 20m ở khu vực núi gần nhà thì không may bị ngã rơi xuống đất tử vong. Hiện nay người dân vùng giáp ranh 3 tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Kon Tum đổ xô đi nhặt, trèo hái hạt ươi. Việc trèo cây ươi để lấy hạt rất nguy hiểm đến tính mạng và đã được cảnh báo rất nhiều.
Thông thường mùa ươi bắt đầu từ tháng 6 đến mùa mưa xuống, nhưng không phải năm nào ươi cũng cho quả. Già làng Đinh ké, xã vùng cao Sơn Nham (Sơn Hà, Quảng Ngãi) cho biết: “Cây ươi cho quả khoảng 4 đến 7 năm một lần. Quả này rất quý nên người ta săn lùng dữ lắm. Cả đời mình sống mà chưa tới chục lần chứng kiến ươi có trái đâu. Lâu nay, người miền cao Sơn Nham vẫn trông đến mùa ươi bay để đeo gùi vào rừng nhặt về ăn. Quá trình ủ hoa ra trái của ươi lâu lắm, có khi trên 5 năm mới có một mùa. Người dân ở đây rất thích ăn trái ươi nên họ chỉ nhặt trái mà không bao giờ chặt cây. Những hạt ươi bay đủ độ chín, ăn vừa ngon vừa bổ. Ăn mùa này phải giữ cho mùa sau nữa. Nhưng giờ thì…” già làng ngập ngừng tâm sự.
Công an Quảng Nam tặng thiết bị, vật tư y tế phòng chống Covid – 19 cho Công an tỉnh Sê Kông – Lào Món quà là nghĩa tình, là tình cảm keo sơn, thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị quốc tế giữa Công an tỉnh Quảng Nam và Công an tỉnh Sê Kông trong điều kiện dịch bệnh căng thẳng trong khu vực. |
Quảng Nam: Đánh sập nhiều hầm vàng trái phép Hơn 100 CBCS Công an tỉnh đã được huy động tham gia đảm bảo ANTT, an toàn cho lực lượng chức năng tham gia, nhân dân và trang thiết bị trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch trên. |
Quảng Nam và Quảng Ngãi kích hoạt lại nhiều chốt kiểm soát người ra vào Bên cạnh việc tái lập lại các chốt kiểm dịch này, những người từ TP Đà Nẵng vào tỉnh Quảng Nam phải khai báo y tế, thực hiện cách ly tại nhà, cơ sở lưu trú theo quy định. |