Nhiều vùng nông thôn mới ở Sóc Trăng rạng ngời đón Xuân
Chùa Quán Sứ: Đón xuân mới nhưng không quên phòng dịch Ngay sau thời khắc giao thừa (Đêm ngày 12/2 - tức mùng 1 Tết Tân Sửu), nhiều người dân lựa chọn đi lễ chùa để đón xuân mới, cầu bình an, may mắn. |
Cần Thơ: Trên 400 suất quà tặng tiểu thương chợ nổi Cái Răng vui Xuân đón Tết Hơn 400 suất quà (mỗi suất trị giá khoảng 400.000 đồng) cùng tiền mặt vận động từ nguồn kinh phí xã hội hóa đã được trao tận tay đến các tiểu thương chợ nổi Cái Răng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ). |
Tại TX. Ngã Năm, chương trình xây dựng NTM thực sự đã “thổi luồng sinh khí mới” cho người dân địa phương khi đời sống bà con được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần.
Nhiều người dân chia sẻ trên báo Sóc Trăng, nếu như hơn 10 năm trước đường giao thông từ thị xã đến các ấp đi lại còn khó khăn, hệ thống lưới điện chưa hoàn chỉnh, ý thức của người dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường còn hạn chế, thì giờ đây, TX. Ngã Năm đã khoác lên mình một chiếc áo mới. Theo đó, thu nhập được cải thiện đáng kể (tính đến năm 2019 thu nhập bình quân đầu người đạt 47,22 triệu đồng/năm, tăng 2,3 lần so với năm 2011), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,08%.
Năm nay, mùa xuân như đến sớm hơn với An Thạnh 1 (Cù Lao Dung) khi trong năm 2020, địa phương này được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao. Từ một xã đảo thuần nông, xuất phát điểm thấp nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, An Thạnh 1 đã hoàn thành 5 nhóm tiêu chí và vinh dự là xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn NTM nâng cao. Không chỉ được sống trong môi trường nông thôn mới với nhiều tiến bộ về hạ tầng, mà đời sống của đa số người dân đã vươn lên với mức thu nhập bình quân đầu người của xã hiện hơn 60 triệu đồng/người/năm.
Diện mạo nhiều vùng quê Sóc Trăng thay da đổi thịt, thêm nhiều sức sống mới. Ảnh: Báo Sóc Trăng |
Trong những điển hình tiêu biểu về tinh thần vượt khó, chí thú làm ăn phải kể đến anh Huỳnh Việt Trung, ở ấp Long Hòa, xã Tân Long (TX. Ngã Năm), bởi sau nhiều năm làm thuê, anh Trung về quê lập nghiệp và gặt hái được những thành công đáng kể.
Anh Trung chia sẻ: “Lúc mới lập nghiệp, tôi canh tác lúa trên vùng đất nhiễm phèn nên cây trồng khó phát triển. Sau thời gian cải tạo đất và chuyển đổi cây trồng hợp lý, hiện nay 3ha đất trồng ổi theo hướng sạch của gia đình đã có thu nhập cao. Được sự hỗ trợ của ngành chức năng và địa phương, tôi đã đăng ký nhãn hiệu cho trái ổi nhằm tạo sự an tâm cho người tiêu dùng và nâng cao giá trị sản phẩm”.
Theo tính toán của anh Trung, nếu mỗi ngày thu hoạch khoảng 450kg trái ổi với giá dao động từ 8.000 - 9.000 đồng/kg, trừ chi phí ra mỗi tháng có thể có lãi khoảng 100 triệu đồng.
Với quan điểm “Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”, đồng chí Huỳnh Ngọc Nhã - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp để tập trung thực hiện đạt các mục tiêu trong xây dựng NTM. Trong số đó, các ngành, các cấp, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm tạo sức lan tỏa và chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân chung tay xây dựng NTM.
Cũng theo ông Huỳnh Ngọc Nhã, thời gian tới, cần hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng cơ bản ở nông thôn, đảm bảo đồng bộ, kết nối phục vụ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân; đồng thời nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững, trong đó, chú trọng khai thác được lợi thế của mỗi địa phương, mỗi vùng. Đẩy nhanh tiến độ triển khai Chương trình OCOP gắn với phát triển du lịch, bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc.
Đón Tết Nguyên đán 2021 với những đổi thay vượt trội trong xây dựng NTM. Kết quả trong thời gian qua đã khẳng định chương trình xây dựng NTM có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cũng từ đây, đảng bộ, chính quyền nhân dân các xã đạt chuẩn NTM có thêm động lực để tiếp tục chung sức, đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Năm 2020, vượt qua những khó khăn, thử thách lớn, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tiếp tục ghi nhiều dấu ấn nổi bật: 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực I tăng 4,03%. GRDP bình quân đầu người đạt 50,1 triệu đồng/người/năm. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản 185 triệu đồng. 2. Sản lượng lúa đạt 2,094 triệu tấn. Diện tích lúa đặc sản đạt 179.076ha chiếm 50,63% (đạt vượt 126% chỉ tiêu). Diện tích sản xuất lúa đạt chuẩn VietGAP 330,9 ha, diện tích sản xuất theo hướng hữu cơ 963 ha. Có 107 công ty, doanh nghiệp và thương lái tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm với tổng diện tích 36.747 ha. 3. Chuyển đổi diện tích đất trồng mía đạt 3.322,9 ha; trong đó chuyển sang trồng cây ăn trái 878 ha; rau màu 960 ha; lúa 391,9 ha; cây tràm 665 ha, thủy sản 428 ha; cây khác 1 ha. 4. Cây ăn trái bước đầu đã xuất khẩu sang thị trường Hòa Kỳ và Châu Âu với sản lượng 76,4 tấn, liên kết tiêu thụ với các công ty trong nước được 711,9 tấn; Xây dựng 14 vùng trồng được cấp 44 mã code với diện tích 420,3 ha/420 hộ; Xây dựng được 04 chuỗi liên kết giá trị sản phẩm trên cây vú sữa, xoài, bưởi, nhãn; Duy trì sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 434,4 ha. 5. Đàn heo đang phục hồi dần, đạt 184.000 con, tăng 72,34% so với năm 2019, đạt từ 70-75% tổng đàn heo trước khi xảy ra dịch. Mặc dù có xuất hiện Dịch tả heo Châu Phi tại 41 hộ thuộc thị xã Ngã Năm, tuy nhiên đã khống chế được dịch, không để lây lan. 6. Nhiều mô hình nuôi tôm hiệu quả được áp dụng như: nuôi tôm lót bạt 2 giai đoạn; Mô hình nuôi tôm kết hợp với cá rô phi, cá chẽm; Mô hình nuôi ao đất có hố xi phong, ao tròn lót bạt nổi… 7. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thực hiện vượt chỉ tiêu, đến nay có 50/80 xã được công nhận, chiếm tỷ lệ 62,5%, đạt vượt 125% chỉ tiêu Nghị quyết; các xã còn lại đạt 15 tiêu chí trở lên. Thị xã Ngã Năm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; huyện Mỹ Xuyên đạt chuẩn nông thôn mới. 8. Có 99 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP (đạt vượt 282,85%), trong đó có 24 sản phẩm OCOP được chứng nhận 4 sao, 75 sản phẩm 3 sao; có 08 sản phẩm OCOP đề nghị Trung ương đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia. 9. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh, nước sạch ngày càng tăng (hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 99%, trong đó tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt QCVN 02-BYT là 63,02%). 10. Thực hiện tốt việc sắp xếp tổ chức bộ máy Trung tâm Giống nông nghiệp trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Giống cây trồng và Trung tâm Giống vật nuôi. |
Sóc Trăng xây dựng các nhóm, trang fanpage tuyên truyền và phản bác thông tin sai sự thật Năm 2020, ngành tuyên giáo các cấp tại Sóc Trăng đã chủ động tham mưu cấp ủy thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ chính trị quan trọng, đặc biệt là công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các thông tin sai sự thật trên không gian mạng, góp phần ổn định xã hội. |
Đồng bào Khmer ở Sóc Trăng vươn lên thoát nghèo TX. Vĩnh Châu, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, có nhiều xã đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua nhờ sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước thông qua ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, vốn vay ưu đãi, hỗ trợ cây, con giống… nên cuộc sống của đồng bào Khmer nơi đây có bước phát triển rõ nét, diện mạo các phum, sóc cũng ngày càng khởi sắc. |