Nhiều hoạt động "Vui Tết độc lập" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Khai thác di sản văn hóa tăng “sức bật” cho ngành Du lịch vùng dân tộc thiểu số Bước vào mùa cao điểm du lịch, các địa phương đang đẩy mạnh kích cầu, làm mới các sản phẩm du lịch thông qua phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương mình. Ngoài lợi thế thắng cảnh thiên nhiên, các địa phương đã chú trọng phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc để thu hút du khách. |
Trải nghiệm sắc màu thổ cẩm tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam Trong tháng 7/2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, chương trình “Sắc màu thổ cẩm” sẽ diễn ra nhằm giới thiệu đến du khách trong nước và quốc tế về những nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, cùng các hoạt động trải nghiệm. |
Nhiều hoạt động "Vui Tết độc lập" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh minh họa |
Với chủ đề “Vui Tết độc lập”, hoạt động điểm nhấn của sự kiện năm nay là "Chợ vùng cao Vui Tết độc lập" với không gian chợ được tái hiện cùng các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, không gian ẩm thực, sản vật với sắc màu của các dân tộc Mông, Nùng, Thái, Tày, Dao, Khơ Mú...
Tại trung tâm của chợ vùng cao là các gian hàng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La... trưng bày giới thiệu các sản vật dân tộc: rau củ quả: măng ớt, măng khô, quả móc mật…, các loại gia vị đặc trưng hoa hồi, thảo quả, các món ăn đặc trưng như thắng cố, rượu ngô mèn mén, lợn sữa quay móc mật, vịt quay, phở chua, bánh cuốn trứng...; xôi nếp bảy màu, gà nướng, thịt lợn, cơm lam, cá nướng...), giới thiệu văn hóa, du lịch của tỉnh Cao Bằng, Sơn La, Lạng Sơn (trưng bày ảnh, sách, tờ rơi quảng bá du lịch tỉnh Cao Bằng, Sơn La, Lạng Sơn); giới thiệu và bán thổ cẩm của dân tộc Mông, Thái, Dao, Khơ Mú... (trang phục, khăn, vòng tay, đồ lưu niệm).
Bên cạnh đó, "Vui Tết độc lập" còn mang đến chương trình dân ca, dân vũ với những tiết mục mừng đất nước, ca ngợi quê hương đất nước, bản sắc dân tộc và các trò chơi dân gian của cộng đông các dân tộc, tạo một không khí vui tươi phấn khởi, đầm ấm, mang đậm nét truyền thống của các dân tộc, thể hiện sự độc đáo trong đa dạng mừng Ngày Quốc khánh 2/9.
Ngoài ra, còn có triển lãm ảnh “Sắc màu vùng cao” với khoảng hơn 100 bức ảnh được trưng bày dọc tuyến đường vào chợ vùng cao, trong đó có 40 bức do Ban Quản lý Khu các làng dân tộc phát huy từ bộ tư liệu ảnh trước đây đã trưng bày triển lãm, 40 ảnh của Lạng Sơn, Sơn La và 40 ảnh của Cao Bằng.
Các hoạt động nhân dịp Quốc khánh 2/9 có sự tham gia của hơn 200 nghệ nhân, đồng bào, nghệ sĩ gồm: Hơn 100 đồng bào của 15 dân tộc đang hoạt động hàng ngày là già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào các dân tộc: Nùng, Tày (Thái Nguyên); Dao (Tp. Hà Nội); Mông (Hà Giang); Mường (Hoà Bình); Thái, Khơ Mú (Sơn La); Tà Ôi, Cơ Tu (Thừa Thiên Huế); Ba Na, Gia Rai (Gia Lai); Xơ Đăng (Kon Tum); Raglai (Ninh Thuận); Ê Đê (Đắk Lắk), Khmer (Sóc Trăng). Huy động khoảng 75 người của 4 dân tộc, 03 địa phương tham gia lễ hội, hoạt động: 20 người của dân tộc Nùng (Lạng Sơn), 40 người của dân tộc Mông, Tày, Nùng (Cao Bằng) trong đó 20 người Mông, 10 người Tày, 10 người Nùng; 15 người của dân tộc Thái (Sơn La).
Bảo tồn bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc ở Lai Châu Những năm qua, tỉnh Lai Châu luôn chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc, góp phần xây dựng Lai Châu phát triển toàn diện, bền vững. |
Quảng bá văn hóa đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc đến du khách quốc tế Tối 2/12, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã phối hợp với tỉnh Phú Thọ tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV năm 2022 với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc”. Đây là dịp để tôn vinh quảng bá các giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc đối với người dân, du khách quốc tế. |