Nhà trưng bày Hoàng Sa: bảo tàng giữ bằng chứng thuyết phục về chủ quyền của Việt Nam
Nhà trưng bày Hoàng Sa trưng bày hệ thống các tư liệu bằng hình ảnh động và tĩnh hỗ trợ bởi mỹ thuật, kỹ thuật đa phương tiện kết hợp với hệ thống bản đồ, sa bàn nhằm giới thiệu tổng quan về vị trí địa lý tự nhiên, hành chính của huyện đảo Hoàng Sa |
Với người dân Việt Nam nói chung, Hoàng Sa không chỉ có ý nghĩa về một vùng biển, đó còn là máu thịt trong huyết hình đất nước. Dù qua nhiều biến thiên của lịch sử, những mỗi thế hệ người Việt đều hướng về Hoàng Sa, khắc ghi trong tim vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Những vật dụng của người Việt Nam sử dụng khi sinh sống, làm việc tại quần đảo Hoàng Sa cũng được trưng bày phục vụ khách tham quan |
TS Lê Tiến Công - Phó Giám đốc Phụ trách Nhà trưng bày Hoàng Sa cho biết, nhà trưng bày Hoàng Sa được UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) tổ chức khởi công xây dựng trên đường Hoàng Sa (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) vào ngày 7/12/2015, xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 1.296m², trong đó diện tích xây dựng 412m², có 1 trệt, 3 tầng nổi, cao 18m với diện tích sàn 1.824m² do Công ty Kiến trúc WRIGHT (Nhật Bản) tư vấn thiết kế.
Những tư liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam |
Nhà Trưng bày Hoàng Sa với tầng 1 tái tạo cột mốc chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam thời Pháp thuộc (dựng năm 1938). Tầng này còn tái hiện Ngọn đuốc Hoàng Sa.
Nơi đây có hàng trăm tư liệu cổ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa |
Tầng 2 trưng bày các hiện vật giới thiệu về những bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ thời Chúa Nguyễn. Tầng này có hơn 175 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam, 29 bản đồ cổ của Trung Quốc minh chứng chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam.
Tái hiện cuộc sống của người dân và phương tiện ở Hoàng Sa |
Tại các điểm trưng bày có nhiều màn hình trình chiếu hình ảnh tư liệu về quá trình xác lập chủ quyền, quản lý hành chính liên tục của Việt Nam từ thời nhà Nguyễn đến bây giờ.
Các tư liệu được chia thành 5 chủ đề, xuyên suốt lịch sử về quá trình hình thành, vị trí địa lý, chủ quyền Hoàng Sa trên các văn bản, bản đồ hợp pháp được lưu hành trong và ngoài nước. Trong đó có bản đồ do chính nhà nước Trung Quốc xuất bản, thể hiện Hoàng Sa không có trong lãnh thổ nước này.
Tư liệu Hoàng Sa trong thư tịch cổ của nước ngoài |
Tại đây còn trưng bày hệ thống các tư liệu bằng hình ảnh động và tĩnh hỗ trợ bởi mỹ thuật, kỹ thuật đa phương tiện kết hợp với hệ thống bản đồ, sa bàn nhằm giới thiệu tổng quan về vị trí địa lý tự nhiên, hành chính của huyện đảo Hoàng Sa.
Tư liệu Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam thời nhà Nguyễn (1802-1945) |
Chân dung những công dân Việt Nam từng làm việc tại quần đảo Hoàng Sa được trưng bày trang trọng, khẳng định sự thật hiển nhiên rằng người Việt Nam đã làm việc, sinh sống tại Hoàng Sa từ lâu đời.
Tầng 3 trưng bày những bằng chứng chủ quyền đối với Hoàng Sa từ năm 1945 cho đến khi Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa vào năm 1974.
Chân dung những công dân Việt Nam từng làm việc tại quần đảo Hoàng Sa được trưng bày trang trọng, khẳng định sự thật hiển nhiên rằng người Việt Nam đã làm việc, sinh sống tại Hoàng Sa từ lâu đời. |
Nhà trưng bày Hoàng Sa cũng trưng bày những hình ảnh về những nhân chứng từng có thời gian làm việc ở trên quần đảo Hoàng Sa. tổng diện tích mặt sàn của Nhà trưng bày là 1.500m2 và diện tích xây dựng là 2.000m2 với 3 tầng. Trong đó khu vực trưng bày chiếm hơn 1.500m2. Tổng số hiện vật đang được trưng bày tại đây khoảng hơn 300 đơn vị hiện vật.
Chiếc tàu cá ĐNA 90152 của ngư dân Đà Nẵng bị tàu Trung Quốc đâm chìm vào ngày 26/5/2014 được đưa vào khuôn viên Nhà Trưng bày |
Đồng thời, cũng đã đưa chiếc tàu cá ĐNA 90152 (tàu của ngư dân Đà Nẵng bị tàu Trung Quốc đâm chìm vào ngày 26/5/2014 khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa) vào khuôn viên bên hông Nhà trưng bày để mọi người cùng chiêm ngưỡng.
Hoàng Sa là niềm tự hào cũng là nỗi đau về chủ quyền đất nước của người Đà Nẵng nói riêng, người Việt Nam nói chung. Hoàng Sa là của Việt Nam, mãi mãi là của Việt Nam.
Tại Nhà trưng bày Hoàng Sa có 12 thuyết minh viên túc trực để đảm nhận việc hướng dẫn khách tham quan, lượng khách đến đây khá đông. |
Hiện tại, Nhà Trưng bày Hoàng Sa vẫn mở cửa đón khách tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ, tết. Theo thống kê, trung bình có từ 2.600 lượt khách/tháng đến tham quan, tìm hiểu. Tổng lượng khách ghé thăm từ khi Nhà Trưng bày Hoàng Sa được thành lập (28/3/2018) đến nay có khoảng 45.000 lượt khách với gần 600 đoàn. Lượng khách đến tham quan, tìm hiểu tại Nhà Trưng bày khá đông và đa dạng.