Nhà thơ, nhà báo, dịch giả Trần Đương-người miệt mài nối nhịp cầu văn hóa Việt-Đức
![]() |
![]() |
![]() |
Sách của nhà thơ, nhà báo, dịch giả Trần Đương (Ảnh: Baohanoimoi) |
Nhìn lại những gì Trần Đương đã và đang làm, có thể thấy ở ông sự kết hợp hài hòa giữa các phẩm chất đặc trưng của hai nền văn hóa Việt-Đức, nói cách khác ông là người đã bền bỉ nối nhịp cầu giữa hai nền văn hóa.
Duyên nợ với nước Đức, với văn chương
Năm 1955, trong số hơn 100 học sinh con em gia đình cách mạng được Nhà nước Việt Nam gửi sang Cộng hòa Dân chủ Đức học tập có một cậu bé sinh ở làng chài Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Tạm biệt Tổ quốc khi mới 12 tuổi, những năm tháng tuổi thơ bên lâu đài Moritzburg đã trở thành những ký ức không quên đối với Trần Đương. Được tắm mình trong không khí văn hóa của một dân tộc ở trung tâm châu Âu, tình yêu với nước Đức đã thấm dần trong ông qua năm tháng.
Năm 1959, rời Moritzburg đến học nghề ở thành phố Bitterfeld, những cỗ máy chạy rầm rầm trong xí nghiệp, những công thức hóa hữu cơ dài dằng dặc, những hình vẽ khô cứng mô tả các loại máy móc... chẳng thể làm vơi đi những mơ mộng và niềm say mê với thi ca trong ông. Khác với các bạn, Trần Đương tìm đến Cung Văn hóa-nơi có Câu lạc bộ (CLB) Văn học và CLB Diễn thuyết. Cũng tại đây, ông đã có dịp gặp gỡ nhà văn Xô viết lừng danh M.A.Solokhov, nhà văn dân tộc Doocben (Sorben) J.Brezan, nhà thơ trẻ người Đức W. Lindemann.
Sau bài thơ "Chung một con đường" được đăng lần đầu tiên trên tờ báo của Xí nghiệp liên hiệp EKB, rồi đăng trên tờ “Tự do” của Đảng bộ thành phố, Trần Đương được các bạn gọi vui là “nhà thơ”. Cũng từ đó, ông viết tiếp nhiều bài thơ cả bằng tiếng Đức và tiếng Việt. Tháng 10 năm 1959, trong cuộc thi Tài năng trẻ được tổ chức tại Cung văn hóa Wilhelm Pieck, Trần Đương đã vinh dự được nhận giải Nhất khi trình bày 3 tiết mục đọc thơ trong đó có bài Chung một con đường do ông sáng tác.
Từ nước Đức trở về với giấy “thông hành” là tấm bằng tốt nghiệp công nhân hóa chất chuyên nghiệp, nhưng khát vọng về thi ca, về văn chương và về lý tưởng... đã khiến chàng trai 19 tuổi quyết định rẽ lối từ hóa học sang văn chương. Năm 1964, thi đỗ khoa văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trần Đương say sưa khi được hòa mình trong thế giới của học thuật và sáng tạo... Với ông việc trở thành sinh viên văn khoa chính là cơ hội để ông có thể đến gần hơn với văn học và văn hóa Đức-như một “duyên nợ” từ thuở thiếu thời.
Tổ quốc hiện diện trong tim
Tốt nghiệp Đại học năm 1968, Trần Đương được phân công vào làm việc tại Thông tấn xã Việt Nam. Sau một thời gian công tác ở tuyến lửa Quảng Bình, ông được cử sang Đức làm phóng viên thường trú rồi là Phân xã trưởng Thông tấn xã Việt Nam tại Berlin. Trần Đương chia sẻ khi nhận quyết định sang Đức làm việc, ông hồi hộp chẳng khác gì người thợ cày lần đầu đi mở những đường đất mới tinh khôi trên cánh đồng lạ lẫm.
Bước vào “trận địa mới”, ông đã dần khẳng định được mình bằng những bản tin thông tấn quan trọng đầu tiên. Những bài báo đăng trên báo Đảng của hai nước, những quyển sách được dịch ra tiếng Đức, những cuộc tiếp xúc với hàng loạt những nhân vật quan trọng nhất trong các lĩnh vực chính trị, văn học-nghệ thuật của cả hai nước và trên thế giới, những ghi chép về mối quan hệ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Đức và bạn bè quốc tế...
Từ nước Đức xa xôi, bên cạnh những tin tức thời sự, ông gửi về nước Việt những bài báo viết về tấm lòng nặng nghĩa tình với Việt Nam của vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Cu ba-Fidel Castro; về tác giả bài thơ Đợi anh về-Konstantin Simonov; về trái tim nhân hậu của nữ văn hào Anna Seghers; về nhà thơ Franz Faber-người đã dịch Truyện Kiều của Việt Nam ra tiếng Đức; về nhà điêu khắc tên tuổi Heirich Dracke từng nặn tượng Bác Hồ tại Hà Nội năm 1958...
Cho đến bây giờ Trần Đương vẫn chẳng thể quên những đêm hè nóng nực hay những đêm đông ngập tuyết ở Berlin, ông miệt mài viết những bài báo về Tổ quốc mình trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, về các nhân vật lịch sử, văn hóa như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, rồi còn dịch thơ, truyện ngắn Việt Nam ra tiếng Đức. Những bài viết, tác phẩm dịch của Trần Đương được giới thiệu trên đài phát thanh, truyền hình và nhiều tờ báo ở Đức đã giúp bạn bè và người dân Đức hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam.
Âm vang trong lòng Hà Nội
7 năm học tập tại Đức, 10 năm gắn bó với TTX Việt Nam tại Berlin, và nhiều chuyến thăm nước Đức sau đó đã khiến Trần Đương coi nước Đức là quê hương thứ hai của mình. Sau này khi trở về Việt Nam, sống và làm việc ở Hà Nội, ông vẫn gửi một phần trái tim cho quê hương thứ hai. Thông qua việc nghiên cứu, viết, dịch và biên soạn những công trình về văn hóa Đức; tham gia hoạt động giảng dạy văn học và ngôn ngữ Đức cũng như tham gia các hoạt động “bề nổi” như: Thành lập Hội Hữu nghị Việt Nam-Cộng hòa Dân chủ Đức, khai trương Viện Goethe, cộng tác với các cơ quan đại diện về văn hóa, khoa học xã hội như DAAD, Viện Rose Luxemburg hay cùng với phía nước bạn thực hiện các bộ phim tài liệu về mối quan hệ giữa hai nước.
Ông chia sẻ, những sự kiện mà ông đã chứng kiến, những con người mà ông đã gặp gỡ, những vùng đất mà ông đã đi qua trong những năm tháng làm việc ở Đức... tất cả đều được ông gom nhặt ghi lại trong mấy chục cuốn nhật ký và sổ tay phóng viên của mình. Cũng từ những tích lũy và nghiên cứu, ông đã viết sách, viết báo giới thiệu hàng trăm những gương mặt văn nghệ sĩ tiêu biểu của 3 thế kỷ văn hóa Đức đồng thời còn có nhiều bài viết về những kiến thức về văn hóa Đức của một số học giả Việt Nam.
![]() |
Những cuốn sách của tác giả Trần Đăng đã |
Đặc biệt, Trần Đương còn có nhiều bài viết ghi lại những cảm nhận sâu sắc của những người bạn Đức về văn hóa Việt Nam, văn hóa người Hà Nội. Đó là giáo sư, bác sĩ Richard Kirsch - nguyên Trưởng đoàn chuyên gia y tế Cộng hòa Dân chủ Đức công tác tại Việt Nam năm 1956, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Cộng hòa dân chủ Đức, Hans - Joachim Hoffmann, nhà thơ Helmut Preissler, nữ văn sĩ Analiese Wulf - tác giả của cuốn sách nổi tiếng viết bằng tiếng Đức: Việt Nam - những ngôi chùa và đền trên đồng lúa - trong tụ điểm văn hóa Trung Ấn hay Tiến sĩ Gisa Jaehnichen - một người “hiếm hoi ở tấm lòng rất mực thủy chung với âm nhạc dân gian Việt Nam”...
Xấp xỉ tuổi bát thập, Trần Đương vẫn miệt mài làm việc. Liên tục từ năm 2017 đến nay, ông đã ra mắt bạn đọc 3 tập của bộ sách Nước Đức duyên nợ của đời tôi (mỗi tập hơn 500 trang) và tập cuối của bộ sách sẽ đến với bạn đọc vào mùa hè năm 2020. Có lẽ với những ai đã biết tới Trần Đương đều không mấy ngạc nhiên với sự ra đời của tập sách bởi Trần Đương từng được ví von là “đại lực điền” trên cánh đồng văn hóa với hơn 100 đầu sách đã xuất bản bao gồm cả sách sáng tác, sách dịch và sách biên soạn, sách in chung. Lật giở những trang viết trong Nước Đức duyên nợ của đời tôi càng hiểu hơn tấm lòng và đóng góp của Trần Đương trong việc bắc nhịp cầu văn hóa Việt-Đức.
![]() Với mong muốn ấp ủ làm ra loại tương ớt ngon, phù hợp và đúng với khẩu vị của nhiều người; David Trần - doanh ... |
![]() Tại Đà Nẵng, tổ chức từ thiện mang tên "Nhà Xuân" được thành lập do bác sĩ người Pháp gốc Việt - Trần Tiễn Chánh ... |
![]() Nobuaki Takasago (15 tuổi) là học sinh năm thứ ba của trường THCS Takahatsu thuộc thành phố Takakara, Nhật Bản. Cậu là người đã lên ... |
Tin bài liên quan
Các tin bài khác

Ông Đào Tuấn Hùng làm Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc nhiệm kỳ 2025-2027

Sinh viên Việt Nam tại Nga chia sẻ kinh nghiệm học tập, trang bị kiến thức bước vào kỷ nguyên mới

Tái hiện lễ Giỗ Tổ và xếp hình bản đồ Việt Nam tại Osaka

Tình đồng bào của người Việt trong động đất tại Thái Lan
Đọc nhiều

Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội XIV

Tăng cường gắn kết và hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản phát triển

Ấm áp nghĩa tình Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền nước bạn

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tinh thần gắn kết cộng đồng
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Hải quân Việt Nam - Thái Lan: Phối hợp giải quyết tốt các vấn đề trên biển

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh
Multimedia

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

11 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam

Cảnh báo gia tăng lừa đảo trên không gian mạng
Lan tỏa tiếng Việt ở xứ Chùa Vàng
![[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/032025/25/11/croped/video-60-phut-hanh-trinh-thay-doi-cuoc-doi-20250325112448.png?250325023758)
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời

MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
![[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/anhvm/022025/11/15/FSave.com_Facebook_Media_004_662439456116001v_21.jpg?250228123313)
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
![[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/022025/07/14/video-du-khach-quoc-te-trai-nghiem-le-phat-dau-nam-tai-chua-tam-bao-da-nang-20250207142038.jpg?rt=20250207142058?250228123446)
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)

Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực

Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
![[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/21/14/video-ban-hoa-ca-tinh-huu-nghi-chao-nam-moi-2025-20250121142351.jpg?rt=20250121142354?250121023412)
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
![[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/15/20/croped/video-30-nam-quan-he-viet-nam-hoa-ky-tu-chien-tranh-den-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-20250115205111.jpg?250116064808)
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
![[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/13/video-samaritans-purse-va-plan-international-viet-nam-ho-tro-nguoi-dan-viet-nam-phuc-hoi-sau-bao-20241217132215.jpg?rt=20241217132220?241217012643)
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
![[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/16/00/video-tai-thiet-thon-lang-nu-quan-doi-nhan-dan-dong-hanh-xay-dung-tuong-lai-moi-20241216002424.jpg?rt=20241216002428?241216073321)
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
![[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/10/video-to-chuc-cuu-tro-tre-em-va-hanh-trinh-10-nam-thay-doi-cuoc-song-tre-em-vung-cao-20241217105602.jpg?rt=20241217105608?241217105833)
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
![[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/112024/13/22/video-kinh-nghiem-tham-quan-bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-moi-20241113223209.jpg?rt=20241113223215?241114120724)
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới

Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
![[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/102024/08/07/video-ha-noi-ruc-ro-sac-co-chao-mung-70-nam-ngay-giai-phong-thu-do-20241008070551.jpg?rt=20241008070556?241008075413)
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
![[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/092024/14/11/video-nguoi-nuoc-ngoai-don-cay-do-tiep-te-cho-ba-con-vung-lu-20240914112824.jpg?rt=20240914112830?240914120546)
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ

Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Ồ ạt bán ra, giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản

Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Những điểm đến ưa chuộng trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025
