Nữ giảng viên Nga gốc Việt hơn 20 năm đón Tết xa nhà
Những món Tết với người Việt Nam là bình thường nhưng với người xa xứ thì thật "xa xỉ" |
Mẹ Việt tại Latvia hơn 10 năm lưu giữ Tết cho con |
Gia đình chị Minh Hạnh-anh Kolotov (Ảnh: VOV) |
Chị Hạnh sang Nga đã 24 năm. Chồng chị, anh Vladimir Kolotov là Giáo sư-Tiến sĩ khoa học, là một nhà Việt Nam học có uy tín, rất yêu quý, gắn bó với Việt Nam và tích cực tham gia các hoạt động hữu nghị với Việt Nam, vì Việt Nam. Anh còn là một trong những người chủ chốt lập Viện Hồ Chí Minh đầu tiên ngoài lãnh thổ Việt Nam vào năm 2010 tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint Petersburg. Anh hiện là Chủ nhiệm Khoa Lịch sử các nước Viễn Đông, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh (ĐH Tổng hợp Quốc gia Saint Petersburg).
Chính tình yêu Việt Nam đã giúp anh gặp chị - khi ấy là cô sinh viên tiếng Nga gốc Hà Nội trẻ trung, sôi nổi rồi hai người nên duyên vợ chồng. Sau đó, chị theo anh sang Nga và hai vợ chồng cùng giảng dạy tại Khoa Lịch sử các nước Viễn Đông của Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint Petersburg.
Là một học giả nổi tiếng, anh Kolotov rất bận rộn với công việc, nhưng anh luôn cố gắng thu xếp thời gian cùng vợ tham gia các sự kiện của cộng đồng người Việt, đặc biệt là mỗi dịp Tết nguyên đán của Việt Nam.
Căn nhà gỗ truyền thống của Nga được anh chị mua để về vào mỗi dịp lễ tết (Ảnh: VOV) |
“Mỗi năm, tôi được đón Tết Việt 3 lần: Đón giao thừa theo giờ Việt Nam, đón giao thừa theo giờ Nga, rồi đón Tết cùng với cộng đồng người Việt bên này. Tết Việt rất vui và mang đến cho tôi rất nhiều kỷ niệm. Mỗi ngày Tết, trên bàn sẽ có nhiều món ăn Việt hơn, nhất định phải có nem, bánh chưng… Gia đình sẽ chúc nhau những điều tốt đẹp, như người Việt Nam vẫn thường nói, năm mới “gặp lành, tránh dữ”, anh Kolotov chia sẻ.
Tết là dịp để đoàn viên, để con người được gần gũi nhau hơn. Với những người đi xa, Tết còn là nỗi nhớ thẳm sâu mà cồn cào, da diết. Như chị Minh Hạnh, trong những giờ phút đầm ấm cùng gia đình đón Tết Việt ở quê chồng thì câu chuyện về Tết xưa vẫn luôn hiện diện như một phần ký ức đẹp đẽ nhất chị muốn chia sẻ với những người thân yêu của mình.
“Tôi sinh ra tại Hà Nội và gắn bó với Hà Nội đến năm 10 tuổi. Tôi đã cảm nhận được cái tết truyền thống của miền Bắc như thế nào. Sau đó tôi chuyển vào TP.HCM cùng gia đình, tôi lại hiểu được nét văn hóa Tết của miền Nam ra sao. Bây giờ mỗi khi đón Tết Việt trên đất Nga – cũng là vào mùa đông lạnh như Hà Nội, tôi lại nhớ và kể cho các con nghe những kỷ niệm ấu thơ ở Hà Nội như là được mẹ đưa đi chợ hoa rồi cùng ông bà rửa lá dong để gói bánh chưng...Những ngày Tết ở Hà Nội là phần ký ức sâu đậm nhất trong tôi...”.
Mâm cơm ngày Tết truyền thống ở Hà Nội |
Những món ăn ngày Tết giờ đây không còn là “bí mật độc quyền” của chị Minh Hạnh nữa. Hai cô con gái của chị Hạnh đều nói tiếng Việt rất tốt và đặc biệt là rất “chịu khó” tìm hiểu ẩm thực truyền thống của quê mẹ Việt Nam. Mỗi khi chị Minh Hạnh vào bếp, con gái lớn của chị Nadya Kolotova (tên tiếng Việt là Nguyễn Hồng Anh), luôn bên cạnh để “học hỏi”. Đến giờ, Nadya cũng đã biết nấu phở, nấu canh măng, làm bún chả, ném rán, bánh trôi…và nhiều món ăn Việt khác.
Cộng đồng Việt Nam tại Hà Lan đón Tết Canh Tý Trong không khí tưng bừng đón Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, mới đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan, ... |
Cộng đồng Việt kiều tại Liên bang Nga, Đức và Nam Phi tổ chức đón Xuân ấm áp Cộng đồng người Việt Nam tại các nước Liên bang Nga, Đức, Canada và Nam Phi đã tổ chức tiệc mừng Xuân Canh Tý 2020 với ... |
Tết của người Việt ở Cameroon: Xa xứ mới thấy Tết cổ truyền thật "xa xỉ" Những ngày cận Tết năm ấy, trong căn phòng nhỏ tại tầng trệt – những gương mặt háo hức, hớn hở cùng nhau gói bánh ... |