Người nghệ nhân nặng tình với phỗng đất
Vinh danh các nghệ nhân có đóng góp cho làng nghề truyền thống Việt Nam Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Lễ phong tặng các danh hiệu làng nghề Việt Nam lần thứ 8, năm 2018. |
Mong manh làng đúc đồng Ngũ Xã 500 năm làng nghề đúc đồng Ngũ Xã giờ dồn lại trong một phòng trưng bày. |
Phỗng đất, nét văn hóa Kinh Bắc xưa. |
Nét văn hóa Kinh Bắc xưa
Sinh ra và lớn lên tại ngôi làng có truyền thống nghề thủ công lâu đời, nên ông Giáp sớm biết nặn phỗng đất từ khi 6 - 7 tuổi. Hơn 60 năm gắn bó với món đồ chơi thôn quê, bản thân ông cũng không biết nghề này có từ bao giờ, chỉ biết ông là đời thứ ba trong gia đình làm phỗng.
Trong ký ức của nghệ nhân Giáp, trước kia, không chỉ gia đình ông mà cả làng cùng làm phỗng. Hằng năm, khoảng một tháng trước rằm tháng Tám, nhà nhà lại bận rộn như có hội để chuẩn bị nguyên liệu làm phỗng cho tết Trung thu. Bởi lẽ, người dân ở đây quan niệm rằng, nếu thiếu bộ phỗng thì mâm cỗ trông trăng không trọn vẹn.
Dụng cụ nặn phỗng đất rất đơn giản. |
Bộ phỗng đất gồm năm nhân vật mang ý nghĩa khác nhau, nhưng đều phản ánh quan niệm sống, cùng triết lý nhân sinh của người Việt bao đời nay: Chim bồ câu tượng trưng cho khát vọng hòa bình, tự do, khi nặn cần khéo léo để đôi cánh hất lên tạo cảm giác phóng khoáng; con rùa tượng trưng cho sự kiên cường, ổn định; người già và em bé hàm chứa sự tiếp nối truyền thống, tre già măng mọc; ông phỗng Phật ở giữa là biểu tượng của thiện lương, đạo đức, mong muốn giáo dục con trẻ từ tấm bé.
Để làm phỗng phải đào đất thó ở độ sâu từ 2,5 - 3m, tiếp đó đem phơi khô, cho vào cối đập, giã thành bột mịn và trộn với bột giấy bản. Sau khi được tạo hình, phỗng được đem phơi nắng nhiều ngày cho khô, rồi khoác thêm lớp điệp trắng. Tiếp đó, được tô điểm bằng màu, loại màu ở làng Đông Hồ vẫn dùng vẽ tranh, gồm 5 màu tự nhiên ứng với thuyết ngũ hành. Màu trắng từ con điệp, màu vàng từ hoa hòe, màu xanh của lá chàm, màu đỏ từ sỏi non của núi, màu đen là từ than lá tre.
Phải tỉ mẩn, khéo léo và nhập tâm để tạo nên những phỗng đất có hồn. |
Nhìn cách ông Giáp khéo léo vê nặn những hòn đất thó, tỉ mỉ mài, vuốt các góc cạnh để tạo hình cho phỗng mới cảm hết được cái tài của người nghệ nhân. Nặn phỗng không đòi hỏi quá nhiều bước cầu kỳ, phức tạp, mà quan trọng phải giữ được chất dân dã, mộc mạc của món đồ chơi này. Đó cũng là lý do khi được hỏi vì sao không công nghiệp hóa, sản xuất hàng loạt phỗng. Ông Giáp nói: “Làm vậy là mất đi giá trị dân gian, văn hóa của bộ phỗng. Mất đi những thú chơi, đam mê, tỉ mẩn của từng con phỗng".
Sau khi đã hoàn thành tạo hình... |
Thách thức của thời đại
Nếu bỏ công đoạn làm đất, để ra một ông phỗng phải mất cả tháng, nhưng chỉ bán vào dịp rằm trung thu. Ngoài ra, tùy vào thời điểm và nhu cầu, gia đình đem phỗng đi bán, người địa phương phần nhiều, người vùng khác tìm mua cũng có. Nhưng theo ông Giáp, nghề này không mang ý nghĩa mưu sinh nên cả làng cũng dần bỏ hết, chỉ còn ông vì đam mê, tâm huyết nên mới giữ lửa đến tận bây giờ.
Bên cạnh đó, việc tìm kiếm những nguyên liệu làm phỗng cũng rất vất vả. Như đất thó, ngày xưa gia đình ông thường tranh thủ lúc dân làng đào giếng để lấy đất về. Còn bây giờ phải chờ đến mùa ao ruộng, đầm sen cạn mới lấy được và sẽ đào lượng lớn để tích trữ cho cả năm.
Như trăn trở với cuộc đời phỗng, ông Giáp chia sẻ, phần vì nghề không mang lại lợi nhuận cao. Nhưng có một phần do thời cuộc, bởi trẻ em được bố mẹ mua cho những món đồ chơi hiện đại, nên càng ít người biết đến những thú vui dân gian.
Phỗng được phủ lên lớp điệp và các màu - "thổi hồn" cho phỗng. |
Dẫu khó khăn như vậy, nhưng nghệ nhân Giáp chưa bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ việc nặn phỗng. Ông khẳng định chắc nịch: “Mấy năm trước dù bán được hay không thì tôi đều làm và tặng anh em hàng xóm. Đấy là nét truyền thống của gia đình, của đất nước mình nên năm nào tôi cũng cùng con cháu quây quần nặn phỗng. Còn sức khỏe ngày nào là tôi còn làm phỗng ngày đó. Tôi yếu sẽ có con cháu làm thay”. Được biết, con cháu trong gia đình, sau thời gian chỉ bảo của ông đã nhiều người làm được phỗng đất.
Niềm hy vọng của phỗng đất
Cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, ngày một nhiều người biết về nét văn hóa phỗng đất làng Hồ và tài năng của nghệ nhân Giáp. Từ năm 2017, ông Giáp thường được các cơ quan văn hóa, trường học và du khách nước ngoài mời trình diễn nghề. Ở Hoàng thành Thăng Long, bộ phỗng đất của ông được trưng bày thường niên mỗi dịp Tết đến. Có năm, Ban quản lý Hoàng thành đặt mấy trăm bộ phỗng tặng khách, tất cả đều do tự tay ông nặn.
Nghệ nhân Phùng Đình Giáp đang giới thiệu về phỗng đất. |
Ông nhớ về kỷ niệm hồi tháng 6 vừa qua khi mình trở thành diễn giả cho sự kiện “Nặn và điểm màu phỗng đất” tại Hà Nội. Trong cuộc gặp gỡ, trò chuyện cùng nghệ nhân, các bạn trẻ được trực tiếp nghe ông chia sẻ về nét văn hóa này, đồng thời trải nghiệm tự tay làm cho bản thân một tượng phỗng hoàn chỉnh.
Với đủ hình hài phỗng đất được nhào nặn bởi bàn tay và khối óc của nghệ nhân. |
Và mắt ông sáng lên, cùng nụ cười tươi rói như những gương mặt lớp trẻ chăm chú lắng nghe, thích thú tìm hiểu về cách làm, ý nghĩa bộ phỗng, mà ông hồi tưởng lại với chúng tôi. Nụ cười ông thân thiện, khuôn mặt hồng hào như một tín hiệu mừng. Niềm hy vọng cho hình hài các con phỗng đất được sống lại những ngày hoàng kim, góp phần làm sinh động và bảo tồn những trò chơi dân gian xưa của người Việt.
Nghệ nhân Đồng Tháp ghép chân dung phi công Nguyễn Văn Bảy bằng lá sen Nghệ nhân Đồng Tháp Lê Văn Nghĩa đã ghép từng mảnh lá sen khô thành chân dung phi công huyền thoại Nguyễn Văn Bảy trong 24 giờ. |
Người “thổi hồn” vào lá thốt nốt Một cụ ông ở tỉnh An Giang từng được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, đồng thời giữ 2 kỷ lục Việt Nam: Nghệ nhân làm tranh lá thốt nốt nhiều nhất và tác phẩm di chúc chủ tịch Hồ Chí Minh làm bằng lá thốt nốt lớn nhất. |