Nghề gác kèo ong ở Cà Mau được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể
Chi tiết 27 bảo vật quốc gia vừa được công nhận Thủ tướng vừa có quyết định công nhận 27 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia. Đây là những hiện vật cực ... |
Gác kèo ong, muối ba khía được công nhận di sản văn hóa phi vật thể Hai nghề truyền thống ở Cà Mau là gác kèo ong muối ba khía được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp ... |
Khánh thành khu di tích quốc gia An Nam Cộng sản Đảng Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thương dự Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng ... |
Nhằm ghi nhận sự sáng tạo và mang tính đặc trưng của người dân vùng đất rừng U Minh hạ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy chứng nhận nghề gác kèo ong ở huyện U Minh và Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Đây là động lực để những người gắn bó với nghề này có điều kiện phát triển kinh tế bền vững và góp phần cho công tác bảo vệ rừng ngày một tốt hơn.
Nghề gác kèo ong ở huyện Trần Văn Thời, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau là nghề truyền thống lâu đời được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở xứ rừng U Minh Hạ. |
Trước đó, vào năm 2019, UBND tỉnh Cà Mau đã đề ra kế hoạch bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh giai đoạn năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, Cà Mau đã lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với hai nghề truyền thống nổi tiếng của địa phương là gác kèo ong, muối ba khía. Ngoài ra, theo lộ trình, Cà Mau sẽ tiếp tục lập hồ sơ trình duyệt đối với các di sản là lễ hội như: Lễ hội Nghinh Ông - Sông Đốc (năm 2020); Lễ hội đền thờ Vua Hùng (năm 2021); Nghề truyền thống làm tôm khô (năm 2022); Lễ vía Bà Thủy Long (năm 2023); Lễ vía Bà Thiên Hậu (năm 2024).
Trong từng năm, Cà Mau sẽ xây dựng, thực hiện kế hoạch bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đối với các di sản nói trên. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tổ chức, chỉnh lý phòng trưng bày, giới thiệu, tuyên truyền giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận tại phòng trưng bày cố định của bảo tàng.
Gác kèo ong là gì, ra đời khi nào?
Nghề gác kèo ong ở huyện Trần Văn Thời, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau là nghề truyền thống lâu đời được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở xứ rừng U Minh Hạ.
Theo những người lớn tuổi ở U Minh Hạ, nghề gác kèo ong hình thành rất sớm, từ những ngày đầu tiên con người đặt chân đến vùng đất này khai hoang mở cõi khoảng nửa cuối thế kỷ thứ XIX.
Khi hoa tràm rừng U Minh Hạ nở rộ thì hàng đàn ong mật bay về làm tổ, những cư dân sống giữa rừng tràm bạt ngàn này phát hiện ra tập tính của loài ong mật là chỉ làm tổ ở những thân cây nghiêng như kèo nhà. Từ đó, họ tìm hiểu, nghiên cứu rồi nghĩ ra cách làm nhà cho ong và nghề gác kèo ong ra đời như vậy. Đây là một hình thức mô tả quá trình dựng nhà để dẫn dụ ong về làm tổ, tạo môi trường để con ong đến sinh sống.
Từ nghề gác kèo ong, tỉnh Cà Mau có được đặc sản mật ong rừng U Minh thượng hạng. Mật ong U Minh đã nổi tiếng khắp nơi bởi chất lượng khó nơi nào sánh được.
Nghệ nhân Đồng Tháp ghép chân dung phi công Nguyễn Văn Bảy bằng lá sen Nghệ nhân Đồng Tháp Lê Văn Nghĩa đã ghép từng mảnh lá sen khô thành chân dung phi công huyền thoại Nguyễn Văn Bảy trong ... |
Ngắm vẻ đẹp của loài cây được công nhận là "cây di sản" trên xứ Cù Lao Ở đất đảo này có một loài cây đặc biệt được vinh danh là cây di sản. Mùa này loài cây ấy đang rực đỏ ... |
Có gì ở cố đô Bagan vừa được UNESCO công nhận là Di sản thế giới? Sau gần 1/4 thế kỷ, cố đô của Myanmar là Bagan đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. |
Vì sao Chợ nổi Cái Răng được bình chọn là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia? Là một điểm tham quan du lịch tích hợp nhiều giá trị đặc sắc về văn hóa và kinh tế của vùng Đồng bằng sông nước ... |