Trang chủ Văn hóa - Du lịch Điểm đến
23:00 | 02/02/2022 GMT+7

Ngày xuân vui múa gậy sênh tiền - điệu múa cổ độc đáo của dân tộc Mông

aa
Người múa cầm gậy sênh tiền vừa múa, vừa vuốt các đồng xu và di chuyển vô cùng khéo léo để gậy chạm nhẹ vào cơ thể như tay, chân, vai khi đó các đồng xu sẽ phát ra những âm thanh rất vui nhộn, nhịp nhàng.
Cả nước đón Xuân Nhâm Dần với nhiều tin tưởng, chờ mong Cả nước đón Xuân Nhâm Dần với nhiều tin tưởng, chờ mong
[Infographics] Chiến dịch tiêm chủng thần tốc mùa Xuân 2022 [Infographics] Chiến dịch tiêm chủng thần tốc mùa Xuân 2022

Múa gậy sênh tiền (hay múa tsưx tsiêk) là điệu múa không thể thiếu trong những dịp lễ Tết, ngày hội của đồng bào Mông. Đạo cụ chính trong điệu múa gậy sênh tiền của đồng bào Mông chính là cây gậy. Gậy sênh tiền được làm bằng một đoạn trúc hoặc tre có độ dài từ 1m đến 1,2m, có 3 khấu được đục lỗ để xâu các đồng xu vào, khấu còn lại ở khúc gậy thứ hai, không đục lỗ để người múa cầm khi múa. Trong mỗi phần đục lỗ lại chia làm 3-4 dãy đồng xu, mỗi dãy xâu 2-3 đồng với nhau. Ở hai đầu gậy được buộc thêm túm chỉ sắc màu sặc sỡ để tạo nên sự mềm mại, bắt mắt hơn khi múa gậy sênh tiền.

Gậy sênh tiền trong bộ nhạc cụ của đồng bào Mông.
Gậy sênh tiền trong bộ nhạc cụ của đồng bào Mông.

Gậy sênh tiền khi nhìn thì trông rất đơn giản, nhưng để làm ra được một cây gậy đòi hỏi người làm phải thật sự khéo léo, tỉ mỉ. "Điệu múa gậy sênh tiền là điệu múa độc đáo của người Mông, có từ rất lâu đời cùng với khèn Mông. Gậy sênh tiền là một trong bộ 18 binh khí gồm chùy, khèn, gậy sênh tiền, đao, kiếm... Những động tác múa như xoay người, đá chân...tiềm ẩn những thế võ cổ truyền của người Mông, gậy được xem như là một binh khí dùng để đánh đuổi giặc cướp nước”- anh Giàng A Hải, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khèn Mông Bắc Hà (Lào Cai), một người rất am hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc Mông nói.

Ngày xưa, múa gậy sênh tiền có một bài chung bao gồm cả bộ 18 binh khí nên khi múa bắt buộc phải có đủ 18 người, người cầm gậy, người cầm côn, người cầm đao, kiếm, chùy... kết hợp múa nhịp nhàng, uyển chuyển người múa trước người đánh sau vừa múa vừa di chuyển. Điệu múa chỉ thường dùng trong những nghi lễ lớn của bà con.

Ngày nay, điệu múa gậy sênh tiền chỉ còn được tái hiện lại và không còn đầy đủ nữa trong những nghi lễ của người Mông. Khi có người mất họ sẽ chỉ cầm nỏ, cầm gậy sênh tiền, khèn... đi vòng quanh nhà, nếu là phụ nữ sẽ đi 7 vòng xuôi, 7 vòng ngược, là đàn ông thì đi 9 vòng và ngược lại. Điệu múa sênh tiền còn được cải biên sao cho phù hợp hơn để biểu diễn trong những ngày lễ hội, trong các hội diễn văn nghệ… tuy nhiên vẫn giữ được nét đặc sắc vốn có của điệu múa truyền thống. Múa gậy sênh tiền có rất nhiều bài khác nhau, là do người múa tự biên tập, nhưng tất cả các bài múa đều bắt đầu từ 11 nhịp cơ bản mà phát triển thành bài múa hoàn chỉnh và độc đáo riêng. Ngoài ra, để múa gậy sênh tiền thêm sôi động, bà con còn múa kết hợp với một số nhạc cụ khác như trống, chiêng...

Thiếu nữ Mông múa gậy sênh tiền.
Thiếu nữ Mông múa gậy sênh tiền.

"Chú của em dạy em múa. Lúc đầu chú dạy em 11 nhịp cơ bản, ngoài ra em tự tìm hiểu thêm trên mạng, học thêm các động tác mới rồi tự biên tập được một bài múa hoàn chỉnh để dạy mọi người trong đội cùng học và đi biểu diễn. Ban đầu là múa ở các hội chợ, ngày lễ, sau này thành lập Câu lạc bộ khèn Bắc Hà, em đã đưa đội múa gia nhập vào Câu lạc bộ để cùng hoạt động”- em Vàng Thị Dống, đã học và đi biểu diễn múa gậy sênh tiền ở rất nhiều nơi hơn 10 năm này, gần đây nhất là mang điệu múa đến tham dự "Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ III” được tổ chức tại tỉnh Lai Châu tự hào cho biết.

Cùng với điệu múa khèn Mông đã rất đỗi quen thuộc, múa gậy sênh tiền cũng là một điệu múa cổ của đồng bào Mông, đã và đang được bà con gìn giữ và phát huy. Tại Lào Cai, nhiều câu lạc bộ được thành lập nhằm giúp bà con có nơi sinh hoạt, tìm hiểu và gìn giữ văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc mình. Điển hình như Câu lạc bộ Khèn Mông Bắc Hà mà anh Giàng A Hải đứng ra thành lập.

“Câu lạc bộ có tên là Câu lạc bộ Khèn Mông nhưng đến với CLB thì có rất nhiều nét văn hóa được chúng tôi lưu giữ và phát huy như múa gậy sênh tiền, hát dân ca Mông, múa khèn. Tại các trường học ở Bắc Hà, Si Ma Cai chúng tôi còn tranh thủ thời gian các em học sinh giải lao để dạy các em từ 3 - 5 tuổi múa gậy sênh tiền, đến khi học hết lớp 5 các em đã biết múa thành thạo, khi học cấp 2, cấp 3 các em đã có thể đi biểu diễn ở nhiều nơi”- anh Giàng A Hải chia sẻ.

Đến các bản làng đồng bào Mông vào dịp Tết đến xuân về, âm thanh dìu dặt của khèn Mông và sự rộn ràng của múa gậy sênh tiền hòa cùng những bộ trang phục rực rỡ sắc màu của đồng bào như mang lại không khí mùa xuân mới thật đầm ấm, tươi vui, gắn tình đoàn kết nơi bản làng vùng cao.

Giới thiệu các điệu múa dân tộc Việt Nam và Thái Lan tới công chúng hai nước Giới thiệu các điệu múa dân tộc Việt Nam và Thái Lan tới công chúng hai nước
"Em vui" giúp trẻ em, thanh niên dân tộc thiểu số kiến thức, kỹ năng phòng tránh tảo hôn và mua bán người
Theo Vàng Lan/VOV
Nguồn:

Tin bài liên quan

Độc đáo nghề làm giấy dó của người Mông, Lào Cai

Độc đáo nghề làm giấy dó của người Mông, Lào Cai

Tại xã Liên Minh, thị xã Sa Pa, bà con dân tộc Mông đang nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống - nghề làm giấy dó.
Gìn giữ nghề vẽ sáp ong trên vải lanh ở Lào Cai

Gìn giữ nghề vẽ sáp ong trên vải lanh ở Lào Cai

Kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải lanh đã trở thành một nét đẹp truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đồng bào người Mông tại bản Lao Chải thị xã Sapa tỉnh Lào Cai.
Bảo tồn điệu múa cổ làng Giắng, tỉnh Thái Bình

Bảo tồn điệu múa cổ làng Giắng, tỉnh Thái Bình

Điệu múa cổ giáo cờ giáo quạt xuất hiện từ thời nhà Trần đang còn được lưu truyền tại làng Giắng (làng Thượng Liệt), xã Đông Tân, huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình). Đã có thời điểm tưởng thất truyền, nhưng bằng sự bền bỉ, truyền dạy từ đời này sang đời khác, điệu múa đặc sắc này vẫn đang âm thầm khẳng định sự trường tồn trong đời sống dân gian.

Các tin bài khác

Logo Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025: Giao thoa văn hóa Việt – Nhật

Logo Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025: Giao thoa văn hóa Việt – Nhật

Ngày 26/2/2025, tại Hà Nội, Thứ trưởng Tạ Quang Đông đã tiếp đoàn đại diện Ban Tổ chức Triển lãm thế giới EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Trong khuôn khổ sự kiện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố logo chính thức của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 và thỏa thuận hợp tác về thúc đẩy quảng bá, giới thiệu tiềm năng các địa phương Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai.
Tripadvisor: Hà Nội xếp thứ 2 trong top 25 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới

Tripadvisor: Hà Nội xếp thứ 2 trong top 25 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới

Mới đây, Thủ đô Hà Nội vừa được vinh danh xếp thứ 2 trong top 25 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới theo bình chọn từ Tripadvisor.
Chính sách thị thực cởi mở giúp Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu khu vực

Chính sách thị thực cởi mở giúp Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu khu vực

Với gần 17,6 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, Việt Nam không chỉ phục hồi gần như hoàn toàn so với thời kỳ trước đại dịch mà còn vượt qua hàng loạt điểm đến nổi tiếng khác trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore và Indonesia. Theo báo Tempo của Indonesia, tốc độ phục hồi du lịch ngoạn mục của Việt Nam gắn liền với những chính sách thị thực cởi mở và chiến lược quảng bá hiệu quả.
Hơn 20 chuỗi hoạt động tại chương trình nghệ thuật vì khí hậu Hạ Long 2025

Hơn 20 chuỗi hoạt động tại chương trình nghệ thuật vì khí hậu Hạ Long 2025

Ngày 20/02, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài Nguyên và Môi trường) phối hợp với các đơn vị tổ chức họp báo giới thiệu chương trình nghệ thuật vì khí hậu - Hạ Long 2025 (Art for climate festival - HaLong 2025).

Đọc nhiều

Nhịp cầu tri thức kết nối hợp tác Việt - Trung

Nhịp cầu tri thức kết nối hợp tác Việt - Trung

Ngày 20/3 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình “Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc các thời kỳ”. Bên lề sự kiện, nhiều nhân sĩ hữu nghị cùng cựu lưu học sinh, sinh viên hai nước đã chia sẻ kỷ niệm, đồng thời đưa ra đề xuất nhằm củng cố nền tảng xã hội và thúc đẩy hợp tác thực chất hơn giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình thăm và làm việc tại bản làng dân tộc Động ở Quý Châu

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình thăm và làm việc tại bản làng dân tộc Động ở Quý Châu

Ngày 17/3, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát thực địa tại châu tự trị dân tộc Mèo và dân tộc Động Kiềm Đông Nam, tỉnh Quý Châu, đi thăm bản làng dân tộc Động Triệu Hưng, huyện Lê Bình.
Cuộc sống đằng sau màn hình máy tính của nữ streamer

Cuộc sống đằng sau màn hình máy tính của nữ streamer

Thành công, thu nhập cao, hạnh phúc… là những mỹ từ người ta dùng để mô tả cho ngành nghề streamer, làm việc trên mạng xã hội. Thế nhưng, đằng sau màn hình máy tính, những nữ streamer phải đối diện với việc vắt kiệt sức lực, chịu đựng lời chửi mắng, lăng mạ.
Bí quyết của những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

Bí quyết của những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025 vừa được công bố, và tin vui đã đến với Phần Lan khi quốc gia này giữ vững ngôi vị đứng đầu trong 8 năm liên tiếp. Vậy điều gì đã giúp Phần Lan và những quốc gia khác tạo dựng được một xã hội thịnh vượng và hạnh phúc?
Chiến sĩ mới Vùng 5 Hải quân tham quan, học tập tại Trại giam Phú Quốc

Chiến sĩ mới Vùng 5 Hải quân tham quan, học tập tại Trại giam Phú Quốc

Ngày 22/3, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Tiểu đoàn 563, Vùng 5 Hải quân tổ chức tham quan, học tập tại Di tích Trại giam Tù binh Cộng sản Việt Nam/Phú Quốc (gọi tắt là Trại giam Phú Quốc). Hoạt động có sự tham gia của hàng trăm chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025 tại đơn vị.
Sĩ quan trẻ góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển

Sĩ quan trẻ góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển

Ngày 21/3, tại thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam chủ trì phối hợp Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng Lào tổ chức Tọa đàm, giao lưu sĩ quan trẻ Bộ đội Biên phòng Việt Nam - Lào với chủ đề “Tăng cường hợp tác xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển”.
Bộ đội Biên phòng Việt Nam - Trung Quốc tuần tra song phương tuyến biên giới

Bộ đội Biên phòng Việt Nam - Trung Quốc tuần tra song phương tuyến biên giới

Ngày 21/3, Đồn Biên phòng Lũng Cú, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Biên phòng khu vực huyện Phú Ninh, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thực hiện tuần tra song phương trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
cong dan 16 nuoc nao duoc mien thi thuc nhap canh viet nam tu 132025
infographics tour du lich ninh binh lot top 10 trai nghiem hang dau the gioi nam 2025
ca nuoc co gan 560 cong trinh dat chung nhan xanh
Xin chờ trong giây lát...
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
[Video] Các tỉnh, thành khẩn trương hỗ trợ, khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Phiên bản di động