Ngày môi trường thế giới: Hướng đến giảm rác thải nhựa sản trong sản xuất nông nghiệp
Chương trình “Môi trường sạch – Cuộc sống xanh”, tại Cần Thơ và Kiên Giang |
Theo đánh giá của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, thế giới có khoảng 400 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm và thải ra môi trường. Ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đang trở thành vấn đề mà hầu hết các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Đặc biệt là rác thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp.
Cải thiện cảnh quan và xây dựng các con đường nông thôn kiểu mẫu
Tại Việt Nam, đã có những chương trình giúp kiểm soát, giảm ô nhiễm nhựa từ nhà sản xuất, trong đó phải kể đến Chương trình “Môi trường sạch - Cuộc sống xanh”, thu gom vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau sử dụng và tổ chức tập huấn sử dụng an toàn thuốc BVTV - mô hình trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất.
Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và tiếp tục hành trình nâng cao nhận thức cộng đồng, bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xanh-sạch-đẹp, góp phần xây dựng nông thôn mới tại Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.
Từ ngày 05/6 đến 07/6/2023, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (Syngenta Việt Nam) phối hợp Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) TP.Cần Thơ, Chi cục Trồng trọt và BVTV Kiên Giang phát động hoạt động trồng cây và Chương trình “Môi trường sạch - Cuộc sống xanh”, tại Cần Thơ và Kiên Giang tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây tại huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ và huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
Theo đó, Syngenta Việt Nam, Sở NN-PTNT Cần Thơ và Chi Cục Trồng trọt - BVTV Kiên Giang phát động thực hiện trồng cây dọc tuyến tránh thị trấn Thới Lai - TP.Cần Thơ, và tuyến Bến Nhứt, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang), kêu gọi bà con thu gom rác, phát quang cỏ dại trên các con đường trồng cây.
Trong khuôn khổ chương trình, đã có 500 cây sao đen, 1.500 cây bằng lăng và 300 cây sao dầu được trồng dọc các con đường nông thôn tại Tp.Cần Thơ và Kiên Giang. Xây dựng nên những con đường nông thôn kiểu mẫu, góp phần củng cố đa dạng sinh học khi trồng phối hợp các loại cây cảnh.
Bên cạnh đó, Syngenta và chính quyền Cần Thơ, Kiên Giang khuyến khích bà con tham gia thu gom tất cả các loại vỏ bao gói thuốc BVTV đã qua sử dụng bị vứt trên đồng ruộng, trong các vườn cây ăn trái và những nơi công cộng, mang đến các điểm quy đổi tại Tp. Cần Thơ và Kiên Giang để đổi lấy những phần quà thiết thực.
Bao bì, vỏ bao, gói thuốc BVTV sau khi sử dụng cũng được bà con nông dân thu gom |
Đã có 11 tấn rác thải, bao bì, vỏ bao, gói thuốc BVTV sau khi sử dụng cũng được bà con thu gom về điểm tập kết, và tất cả các vỏ bao gói thuốc BVTV này được Syngenta xử lý theo đúng tiêu chuẩn về an toàn, sức khỏe và môi trường của Tập đoàn Syngenta toàn cầu.
Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự thịnh vượng lâu dài của các cộng đồng nông nghiệp và nền kinh tế của Việt Nam
Phát biểu tại lễ phát động, ông Trần Thanh Vũ, Tổng Giám đốc Công ty Syngenta Việt Nam cho biết, thông qua hoạt động trồng cây và chương trình “Môi Trường Sạch – Cuộc Sống Xanh”, Syngenta hy vọng giúp bà con nông dân Cần Thơ, Kiên Giang nói riêng và cả nước nói chung nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, trách nhiệm trong sử dụng thuốc BVTV, canh tác nông nghiệp hiệu quả, an toàn cho sức khỏe và môi trường.
Ông Trần Thanh Vũ, Tổng Giám đốc Công ty Syngenta Việt Nam và ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ tại Lễ phát động Tết trồng cây |
“Chúng tôi không chỉ luôn đi đầu trong cung cấp những sản phẩm hạt giống và chế phẩm BVTV tiên tiến, vượt trội cho nông dân mà còn chủ động thực hiện, và sẵn sàng đồng hành cùng chính quyền địa phương trong các hoạt động hướng đến phát triển nền một nông nghiệp bền vững”, ông Tổng Giám đốc Synggenta Việt Nam nhấn mạnh.
Ở góc nhìn nhà quản lý, ông Trần Quang Giàu, Chi cục trưởng Chi Cục Trồng trọt - BVTV Kiên Giang cho rằng, đây là một chương trình thiết thực, giúp người nông dân có thêm kiến thức trong việc bảo vệ môi trường, hiểu và sử dụng thuốc BVTV đúng cách và có trách nhiệm.
“Thông qua hoạt động này trước tiên là giúp người nông dân bảo đảm an toàn cho bản thân, gia đình và xã hội, song song với việc giữ gìn môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học, cùng góp phần với cộng đồng nông thôn và địa phương hướng tới nền nông nghiệp bền vững”, ông Giàu nhấn mạnh.
Tính đến nay, chiến dịch đã phát động tại 15 tỉnh, thành trên cả nước, tập huấn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả cho hơn 30.000 nông dân, hơn 100 tấn vỏ bao gói thuốc được thu gom và tiêu huỷ đúng cách.
Chương trình “Môi trường sạch, cuộc sống xanh” là ví dụ điển hình của Syngenta Việt Nam trong cam kết gắn bó với cộng đồng nông thôn. Trong suốt 3 thập kỷ hoạt động tại Việt Nam, bên cạnh việc tiên phong mang đến các giải pháp và công nghệ tiên tiến về khoa học cây trồng giúp hàng triệu hộ nông dân cải thiện phương thức canh tác, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt, từng bước nâng cao thu nhập.
“Bằng cách bảo vệ môi trường và hỗ trợ nông dân, chúng ta có thể bảo vệ sự thịnh vượng lâu dài của các cộng đồng nông nghiệp và nền kinh tế của Việt Nam”, ông Vũ khẳng định.
Cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm sạch của Việt Nam Năm 2023, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 55 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản theo chỉ tiêu Chính phủ giao. |
Nông sản Việt: Cần thương hiệu cho trái sầu riêng xuất khẩu Sầu riêng Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với sầu riêng của Thái Lan và Malaysia - đây là hai đối tác truyền thống xuất khẩu sầu riêng lớn vào thị trường Trung Quốc. |