Các nguồn vốn FDI yêu cầu nghiêm về phát triển bền vững buộc doanh nghiệp phải tuân thủ
Tạo đàm hội thảo "ESG - Dịch chuyển tất yếu của chuỗi cung ứng toàn cầu" |
ESG được và viết tắt bởi các từ: Môi trường, Xã hội và Quản trị (Environmental, Social and Governance), và là thuật ngữ được quan tâm hàng đầu bởi các doanh nghiệp trong vài năm trở lại đây.
Trong khuôn khổ “Tuần lễ Triển lãm sản phẩm ngành cơ khí, thiết bị điện và công nghệ số năm 2023”, đã diễn ra hội thảo ‘ESG - Dịch chuyển tất yếu của chuỗi cung ứng toàn cầu’, với sự tham gia của hơn 50 doanh nghiệp và hơn 400 khách mời, gồm: Tổng Lãnh sự Úc tại TP.HCM), Chủ tịch Dynam Capital, Lãnh đạo ESG tại KPMG Việt Nam và Cambodia, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam ...
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) cho biết, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi trong tư duy quản trị về phát triển bền vững và đưa ESG vào trong chiến lược kinh doanh của đơn vị.
Đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, như: Lương thực, thực phẩm và đồ uống cũng đang từng bước hướng đến sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, quan tâm đến phát triển kinh tế địa phương, các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, đặc biệt là tập trung vào sản suất sản phẩm xanh, sản phẩm được gắn nhãn xanh bởi các tổ chức uy tín trong nước.
“Để gắn nhãn xanh, sản phẩm phải đáp ứng 4 tiêu chí: Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường; sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn cho môi trường và sức khỏe thay thế sản phẩm độc hại; sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng ít chất thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì; sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khỏe”, Phó Giám đốc ITPC nói.
Ông Craig Martin, Chủ tịch Dynam Capital, đơn vị chủ quản của Vietnam Holding Limited (VNH) cho biết, yếu tố ESG và trách nhiệm quản lý ESG ngày càng được các doanh nghiệp trên toàn cầu quan tâm. Điều này càng rõ nét ở Việt Nam, đất nước đang ở bước ngoặt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.
“Vietcetera luôn đề cao các hoạt động kinh doanh trách nhiệm và bền vững. Chúng tôi mong muốn mang sức ảnh hưởng và sự đáng tin cậy của mình làm cầu nối, góp phần truyền cảm hứng, và nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về kinh doanh bền vững. Từ đó mang đến một tương lai toàn diện hơn và “xanh” hơn tại Việt Nam”, ông Hảo Trần, CEO của Vietcetera chia sẻ.
Giảm phát thải qua mô hình nông nghiệp tái sinh
Là doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào mô hình nông nghiệp tái sinh ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam cho biết, lâu nay, để tăng năng suất cây trồng, nông dân đã sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu không kiểm soát, ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất, nếu để bà con tiếp tục có thể sẽ không còn thực phẩm cho các thế hệ tương lai.
Trước những thách thức từ biến đổi khí hậu, cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư đang hướng đến các giải pháp phát triển bền vững và có trách nhiệm hơn. Tại Việt Nam, Nestlé tích cực góp phần thúc đẩy hoạt động chuyển đổi, áp dụng mô hình nông nghiệp tái sinh như một giải pháp giúp người nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo thu nhập, hướng đến ngành nông nghiệp bền vững, phát thải thấp.
“Chúng tôi khích khuyến bà con chuyển sang nông nghiệp tái sinh, sản xuất dựa trên chất lượng đất và cây trồng. Nông nghiệp bền vững theo cách tiếp cận của công tylà canh tác thuận tự nhiên và chúng tôi tin rằng phương thức này có thể giúp bảo vệ được hành tinh của chúng ta”, ông Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam nhận mạnh.
Tại Việt Nam, nông nghiệp tái sinh được lồng ghép và thực hiện trong khuôn khổ NESCAFÉ Plan – một chương trình phát triển bền vững triển khai từ năm 2011. Trong đó, các thực hành nông nghiệp tái sinh được Nestlé Việt Nam chia sẻ đến người nông dân trồng cà phê tại Tây Nguyên chủ yếu kết hợp đồng thời 5 giải pháp: Trồng xen canh hợp lý; sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh; tiết kiệm nước; đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng đất trồng.
Người nông dân trồng cà phê tham gia vào chương trình NESCAFÉ Plan |
“Cần phải thúc đẩy sự thay đổi từ những việc nhỏ như giúp bà con biết khi nào cần tưới nước cho cây, và khuyến khích việc trồng xen canh hợp lý giữa cây cà phê với các loại cây khác như hồ tiêu. Việc này không chỉ tốt cho cây trồng, mà còn giúp người nông dân có thêm thu nhập”, ông Binu Jacob nói.
Sau 12 năm thực hiện, chương trình NESCAFÉ Plan đã hỗ trợ hơn 21.000 hộ nông dân tại Tây Nguyên tiếp cận và thực hành sản xuất cà phê theo bộ tiêu chí 4C, triển khai tập huấn canh tác cà phê bền vững cho hơn 330.000 lượt nông dân, phân phối hơn 63,5 triệu cây giống kháng bệnh và cho năng suất cao, tiết kiệm được 40% nước tưới, giảm 20% lượng phân bón, giảm 20% chi phí sản xuất mà vẫn đảm bảo được năng suất cây trồng. Từ đó, giúp cải thiện thu nhập của bà con và góp phần giảm phát thải khí nhà kính.
Gần 9 tỷ USD vốn FDI được thu hút mới, vốn thực hiện giảm nhẹ Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tới ngày 20/4, Việt Nam đã thu hút được khoảng 8,8 tỷ USD vốn đầu tư FDI, giảm gần 18% so với cùng kỳ 2022; trong đó vốn thực hiện ước đạt 5,58 tỷ USD, giảm 1,2%... |
Thu hút vốn FDI bật tăng song vốn giải ngân chưa có nhiều cải thiện 5 tháng đầu năm, vốn FDI đăng ký mới đạt hơn 5,26 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ; vốn góp, mua cổ phần đạt gần 3,32 tỷ USD, tăng 67,2%... Vốn giải ngân ước đạt 7,56 tỷ USD, vẫn giảm 0,8% so với cùng kỳ, dù đã có cải thiện so với thời điểm đầu năm. |