Ngày 27/9 thêm 9.362 ca mắc COVID-19 tại 36 tỉnh, thành
Ảnh minh họa |
Cụ thể, tính từ 17h ngày 26/9 đến 17h ngày 27/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.362 ca nhiễm mới, trong đó 20 ca nhập cảnh và 9.342 ca ghi nhận trong nước (giảm 669 ca so với ngày trước đó) tại 36 tỉnh, thành phố (có 4.453 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP.HCM (4.134), Bình Dương (3.793), Đồng Nai (616), Long An (190), An Giang (131), Tây Ninh (80), Kiên Giang (73), Tiền Giang (58), Cần Thơ (56), Hà Nam (35), Bình Thuận (32), Khánh Hòa (26), Bình Định (21), Hà Nam (19), Quảng Bình (15), Đồng Tháp (14), Phú Yên (11), Ninh Thuận (9), Kon Tum (5), Cà Mau (4), Bắc Giang (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Nghệ An (3), Quảng Ngãi (3), Quảng Trị (3), Vĩnh Long (3), Quảng Nam (3), Đắk Nông (3), Trà Vinh (2), Gia Lai (2), Bến Tre (2), Quảng Ninh (2), Bình Phước (1), Đà Nẵng (1), Thanh Hóa (1), Vĩnh Phúc (1), Hà Nội (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP.HCM (-987), Đồng Nai (-130), Bình Phước (-26). Ngược lại, các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (461), An Giang (50), Tây Ninh (43). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 10.035 ca/ngày.
Như vậy, kể từ đầu dịch đến nay, cả nước ghi nhận 766.051 ca nhiễm, đứng thứ 44/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với tỷ lệ bình quân 7.783 ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 154/222.
Riêng trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 761.527 ca, trong đó có 533.275 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 16/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Thái Bình, Lạng Sơn.
Có 05 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh, Kon Tum, Hải Dương.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (375.794), Bình Dương (203.989), Đồng Nai (46.283), Long An (31.979), Tiền Giang (13.845).
Về tình hình điều trị, có 10.528 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 27/9, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 538.454. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.135 ca.
Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 174 ca tử vong tại TP.HCM (122), Bình Dương (32), Tây Ninh (4), An Giang (4), Đồng Nai (4), Cần Thơ (3), Đồng Tháp (2), Tiền Giang (1), Bình Thuận (1), Đà Nẵng (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 208 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 18.758 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,0%).
Trong ngày 26/9 có 865.610 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 39.232.772 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 30.946.214 liều, tiêm mũi 2 là 8.286.558 liều.
TP.HCM dự kiến mở lại nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 1/10 Theo dự thảo chỉ thị vừa được UBND TP.HCM gửi tới các sở, ngành, quận, huyện để lấy ý kiến, sẽ có nhiều hoạt động kinh doanh, sản xuất được nới lỏng kể từ ngày 01/10. |
Hà Nội đã 2 ngày không có ca COVID-19 mới Sở Y tế Hà Nội sáng 27/9 cho biết 12 giờ qua thành phố tiếp tục không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới nào. Như vậy, tính từ 6h ngày 25/9 đến 6h ngày 27/9, Hà Nội đã có 48 tiếng không có ca dương tính mới. |
Chuyển trạng thái an toàn để phát triển kinh tế, đưa chính quyền gần dân, gần doanh nghiệp hơn Kết luận Hội nghị sáng 26/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu đưa chính quyền gần dân hơn, gần doanh nghiệp hơn; doanh nghiệp, người dân đến với chính quyền gần hơn. Với các giải pháp dựa trên cơ sở thực tiễn, khoa học, chúng ta có thể yên tâm, tự tin để chuyển đổi trạng thái, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế. Thời gian tới, chúng ta cần có giải pháp căn cơ, chiến lược hơn trong phòng phòng dịch, xây dựng một nền kinh tế tự chủ, tự cường, nâng cao năng lực ngành y tế và phát triển ngành công nghiệp dược. |