Ngân hàng UOB hoàn tất mua lại mảng Ngân hàng tiêu dùng của Citigroup tại Việt Nam
Không vay được vốn ngân hàng, doanh nghiệp có thể gọi vào đường dây nóng để phản ánh
Ngân hàng Nhà nước sẽ thành lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp nếu không tiếp cận được vốn vay ngân hàng.
|
12 ngân hàng Việt lọt top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới
Theo Brand Finance đánh giá, năm 2023, Việt Nam có 12 ngân hàng lọt vào bảng xếp hạng 500 ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất toàn cầu gồm: Vietcombank, Agribank, BIDV, Techcombank, VietinBank, VPBank, MBBank, ACB, Sacombank, HDBank, SHB và VIB.
|
Hôm nay (1/3), Ngân hàng UOB thông báo việc hoàn tất thu mua mảng Ngân hàng Tiêu dùng của Citigroup tại Việt Nam, bao gồm việc nhận chuyển giao khoảng 575 nhân viên thuộc Citigroup sang Ngân hàng UOB Việt Nam.
Mảng ngân hàng tiêu dùng của Citigroup bao gồm các danh mục cho vay tín chấp và có bảo đảm, các mảng kinh doanh quản lý tài sản và ngân hàng bán lẻ tiền gửi.
Hoạt động trên là sự tiếp nối của việc hoàn tất thu mua tại thị trường Thái Lan và Malaysia vào tháng 11/2022. UOB dự kiến sẽ hoàn tất việc mua lại tại thị trường Indonesia vào cuối năm 2023.
Ông Wee Ee Cheong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn UOB, cho biết, ngân hàng đã tiến thêm một bước nữa đến gần hơn với cột mốc hoàn thành toàn bộ thương vụ mang tính chuyển đổi này. Việc mua lại mảng Ngân hàng Tiêu dùng của Citigroup tại 4 thị trường sẽ tiếp tục củng cố và mở rộng mạng lưới của ngân hàng tại khu vực ASEAN.
“Cơ sở khách hàng bán lẻ của chúng tôi đã đạt gần 7 triệu người trên toàn khu vực ASEAN. Sau khi hoàn tất, việc sáp nhập dự kiến sẽ tăng gấp đôi cơ sở khách hàng bán lẻ hiện có của UOB tại 4 thị trường và bổ sung thêm 5.000 nhân sự vào đội ngũ nhân lực của ngân hàng”, lãnh đạo ngân hàng chia sẻ.
Ngân hàng UOB Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với Citigroup Việt Nam để đảm bảo một quá trình chuyển giao diễn ra liền mạch cho khách hàng, dự kiến sẽ mất từ 12 đến 18 tháng khi ngân hàng tiến tới việc tích hợp hoàn toàn về hệ thống. Trong giai đoạn chuyển giao này, các sản phẩm, dịch vụ cũng như lợi ích cho các khách hàng tiêu dùng của Citigroup tại Việt Nam vẫn được đảm bảo.
Ông Victor Ngo, Tổng Giám đốc Ngân hàng UOB Việt Nam cho biết, với vị thế là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khối ASEAN, Việt Nam là một thị trường chiến lược của UOB. Ngân hàng chú trọng khách hàng tiêu dùng từ phân khúc thu nhập trung bình đến khá giả và những người có giá trị tài sản ròng cao.
Mới đây, UOB Việt Nam cũng đã bổ nhiệm các lãnh đạo cấp cao để dẫn dắt hoạt động kinh doanh bán lẻ được mở rộng tại Việt Nam gồm ông Fred Lim, Giám đốc Chuyển đổi Bán lẻ, Kênh và Số hóa, và Ngân hàng Doanh nghiệp, Ngân hàng UOB Việt Nam và ông Paul Kim, Giám đốc Dịch vụ Tài chính Cá nhân, Ngân hàng UOB Việt Nam.
Khoảng 2 năm trước, theo Bloomberg, Citigroup có kế hoạch dừng mảng ngân hàng bán lẻ tại 13 thị trường khắp châu Á và châu Âu, Trung Đông và châu Phi, trong đó có Việt Nam. Hoạt động tại các khu vực này sẽ được Citigroup điều phối từ bốn trung tâm quản lý tài sản tại Singapore, Hong Kong, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và London.
13 thị trường Citigroup rút mảng bán lẻ gồm Australia, Bahrain, Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Lan, Nga, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Ngân hàng sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ tại các thị trường này cho nhóm khách hàng tổ chức.
Ngân hàng TMCP Kiên Long thông báo xử lý tài sản bảo đảm
Ngân hàng TMCP Kiên Long thông báo xử lý tài sản bảo đảm.
|
Trước thềm cuộc họp Fed, Ngân hàng Nhà nước cấp tập "hút" tiền về
Nhà điều hành đang từng bước quay lại xu hướng hút ròng trên kênh thị trường mở, nhằm đẩy mặt bằng lãi suất thị trường 2 lên cao hơn so với lãi suất USD, tạo khoảng cách an toàn chuẩn bị cho cuộc họp Fed vào tháng 3 tới đây.
|