Ngân hàng trung ương nào tại châu Á sẽ dẫn đầu quá trình hạ lãi suất?
Chứng khoán châu Á dè chừng với khả năng Fed thay đổi định hướng chính sách
Việc doanh số bán lẻ vững vàng và kỳ vọng lạm phát leo thang đã khiến nhà đầu tư giảm đi kỳ vọng vào khả năng nới lỏng chính sách trong năm nay.
|
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại chuỗi sự kiện “Việt Nam - cửa ngõ vào châu Á”
Từ ngày 17-23/4 tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga (Moscow) diễn ra Tuần lễ Việt Nam với chủ đề “Việt Nam - cửa ngõ vào châu Á”. Sự kiện diễn ra dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến, dự kiến sẽ thu hút sự tham gia đông đảo các đại biểu, giới khoa học, đại diện doanh nghiệp hai nước Nga và Việt Nam.
|
Thời gian qua đi, nhiều nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang dần hãm tốc độ siết chặt chính sách tiền tệ trong năm nay sau khi ngân hàng trung ương các nước cố gắng theo kịp tốc độ điều chỉnh chính sách của Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed), theo nội dung bài đăng mới đây trên CNBC.
Khi mà lạm phát trong khu vực vẫn trên ngưỡng mục tiêu của ngân hàng trung ương, vấn đề cân bằng tăng trưởng kinh tế và các đồng tiền xuống giá sau khi đồng USD lập đỉnh vào tháng 9/2022 dường như đã không còn căng thẳng nữa.
Chỉ số đồng USD hiện đang sụt giảm bởi kỳ vọng Fed có thể sớm chấm dứt chu kỳ siết chặt chính sách tiền tệ. Lạm phát trong khu vực dường như đang đỡ dai dẳng hơn so với Mỹ và châu Âu. Nhóm chuyên gia kinh tế thuộc Bank of America dẫn đầu bởi bà Helen Qiao khẳng định lạm phát tại các nước mới nổi châu Á hiện đã lập đỉnh và bắt đầu hạ nhiệt.
Trên thực tế, các chuyên gia kinh tế nói rằng các ngân hàng trung ương nhiều khả năng đã đến cuối chu kỳ siết chặt chính sách tiền tệ và có thể đang chuyển trọng tâm sang việc kích thích kinh tế tăng trưởng thông qua các đợt hạ lãi suất. Ngân hàng Citigroup và ING thuộc nhóm các ngân hàng dự báo động thái kiểu như vậy có thể xảy ra trong nửa sau năm nay.
Trung Quốc và Nhật hiện vẫn đang là những ngoại lệ trong bối cảnh thắt chặt chính sách tiền tệ. Còn nhiều ngân hàng trung ương khác trong khu vực đã hãm phanh chính sách, và tiếp đến có thể họ sẽ đảo chiều quan điểm.
Dưới đây là thống kê của CNBC dự báo về động thái sắp tới của một số ngân hàng trung ương khu vực:
Hàn Quốc
Lãi suất chính sách: 3,5%
Chỉ số giá tiêu dùng: tháng 3/2023 tăng trưởng 4,2% so với cùng kỳ năm trước
Lạm phát mục tiêu: 2%
GDP quý 4/2022: tăng trưởng 1,3% so với cùng kỳ năm trước, -0,4% so với quý liền trước
Quyết định chính sách tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc: ngày 25/5/2023
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc là ngân hàng đầu tiên giữ lãi suất ổn định sau khi là một trong những ngân hàng đầu tiên nâng lãi suất trong thời kỳ đại dịch COVID-19 và thậm chí có thể trở thành ngân hàng trung ương đầu tiên hạ lãi suất trong khu vực.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Rhee Chang-yong hiện đang giảm đi những kỳ vọng về khả năng hạ lãi suất trong năm nay khi mà ông vẫn giữ lãi suất ổn định sau 2 lần họp liên tiếp sau 7 lần nâng lãi suất trong năm 2022.
Chuyên gia kinh tế tại Citigroup và ING thuộc nhóm dự báo Hàn Quốc sẽ hạ lãi suất ngay khi lạm phát về ngưỡng mục tiêu và các hậu quả từ quá trình siết chặt chính sách vẫn tiếp tục.
Australia
Lãi suất chính sách: 3,60%
Chỉ số giá tiêu dùng: quý 4/2022 tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước
Lạm phát mục tiêu: 2% đến 3%
GDP (Q4 2022): Tăng trưởng 2,7% so với cùng kỳ và tăng trưởng 0,5% so với quý liền trước
Quyết định chính sách tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Australia: ngày 2/5/2023
Trái với kỳ vọng của thị trường, Ngân hàng Trung ương Australia đã giữ nguyên lãi suất tiền mặt ở mức 3,6%, đây cũng là lần ngừng điều chỉnh lãi suất đầu tiên tính từ chu kỳ thắt chặt chính sách vào tháng 5/2022. Lãi suất tiền mặt tại Australia hiện cao nhất tính từ tháng 5/2012.
Ngân hàng Trung ương Australia, cũng giống như Hàn Quốc, hiện đang cố gắng bác bỏ kỳ vọng vào khả năng hoàn toàn sẽ không còn nâng lãi suất. Trên thực tế, hai ngân hàng này phát đi thông điệp sẽ có thêm biện pháp thắt chặt chính sách.
“Ban điều hành dự báo rằng sẽ có thêm biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm đảm bảo lạm phát về ngưỡng mục tiêu”, RBA nhấn mạnh trong tuyên bố.
Ấn Độ
Lãi suất chính sách: 6.5%
Chỉ số giá tiêu dùng: trong tháng 3/2023 tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước
Lạm phát mục tiêu: khoảng 4% (trong khoảng từ 2 đén 6%)
Quyết định chính sách tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Ấn Độ: từ ngày 6/6 đến ngày 8/6
Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức khoảng 6,5% trong cuộc họp bàn chính sách của ngân hàng trung ương lần gần nhất bất chấp kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế về khả năng ngân hàng trung ương sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ - ông Shaktikanta Das cho biết ông tin lạm phát sẽ hạ nhiệt trong 12 tháng tới, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đồng thời cũng hạ dự báo lạm phát từ 5,3% xuống còn 5,2% trong năm tài khóa bắt đầu từ tháng 4/2023.
Chuyên gia kinh tế tại JP Morgan và Societe Generale thuộc nhóm các ngân hàng dự báo RBI sẽ hạ lãi suất 25 điểm cơ bản xuống còn 6,25% vào quý 4/2023 và hạ thêm lãi suất xuống 6% vào quý 1/2024, số liệu của Refinitiv cho hay.
Đông Nam Á
Tại khu vực này, ngân hàng trung ương tại Indonesia và Malaysia đã hãm đà nâng lãi suất.
Indonesia
Ngân hàng Trung ương Indonesia duy trì lãi suất tái cấp vốn thời hạn 7 ngày ở mức 5,75% trong hai cuộc họp gần nhất, khẳng định rằng lãi suất hiện tại vừa đủ để đưa lạm phát lõi về ngưỡng mục tiêu từ 2 đến 4% trong năm 2023.
Chuyên gia kinh tế thuộc Citigroup, ông Helmi Arman, dự báo Indonesia sẽ hạ lãi suất ngay từ tháng 9/2023: “Khi mà triển vọng lạm phát đang rõ ràng hơn, chúng tôi tin rằng khả năng hạ lãi suất sẽ sớm xảy ra”. Ông Arman cho biết ông tin sẽ có khả năng hạ lãi suất trong nửa đầu năm 2024 bởi xét đến các số liệu kinh tế gần đây.
Chỉ số giá tiêu dùng của Indonesia tăng 4,97% trong tháng 3/2023. Ngân hàng Trung ương Indonesia nâng lãi suất 6 lần từ tháng 8/2022, quyết định chính sách tiền tệ tiếp theo sẽ diễn ra trước ngày 19/4.
Những đơn vị tiền tệ nào có giá trị nhất thế giới?
Mặc dù Đô la Mỹ và đồng Euro là hai loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, và vì vậy luôn được xếp hạng cao. Thế nhưng chúng không phải là những đồng tiền có giá trị nhất hiện nay. Dưới đây là 10 đơn vị tiền tệ có giá trị nhất trên thế giới hiện nay.
|
Chủ tịch Fed nói gì về định hướng chính sách tiền tệ Mỹ trong thời gian tới?
Sau những thông điệp chính sách từ Fed, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ sụt giảm trong phiên gần nhất.
|