Ngân hàng dè dặt kế hoạch năm 2023
Ngân hàng trả cổ tức tiền mặt: xu thế lâu dài hay chỉ tạm thời? Thông tin nhiều ngân hàng sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt như nắng hạn gặp mưa rào, giúp nhà đầu tư “giải nhiệt” sau nhiều năm kiên nhẫn chờ đợi trái ngọt từ những khoản đầu tư rót vào các mã cổ phiếu ngân hàng. Nhưng liệu xu hướng này có bền lâu? |
Dự báo lợi nhuận quý 1/2023: Đa phần ngân hàng có lãi, nhóm thép, phân bón tăng trưởng âm Theo dự báo của SSI Research, trong quý 1/2023, ACB, ACV, BID, CTG, CTR, DBD, FPT, HDB, STB, VRE... khả năng tăng trưởng lợi nhuận dương trong khi BSR, DCM, DGW, DPM, FRT, GAS, HAH, HPG, HSG, QTP... có thể tăng trưởng lợi nhuận âm. |
Mùa đại hội đồng cổ đông năm 2023 đã bắt đầu khởi động. Cho tới thời điểm hiện tại, đã có khoảng 20 ngân hàng công bố kế hoạch kinh doanh cho năm mới.
Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhu cầu tín dụng ở mức thấp, trong khi chi phí tín dụng và nợ xấu tăng cao, các ngân hàng tỏ ra khá thận trọng trong việc lên kế hoạch kinh doanh cho năm mới với phần lớn thành viên đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn năm trước.
Ở nhóm ngân hàng TMCP tư nhân, kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận cho năm nay phổ biến trong khoảng từ 10% - 17% dù con số tăng trưởng thực hiện trong năm ngoái vẫn ở mức khá cao từ 30% - 70%.
Nguồn: Các NHTM, tổng hợp: Trần Thúy |
MB hiện đang là ngân hàng có kế hoạch lợi nhuận cao nhất ở nhóm này với 26,1 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với cùng kỳ. Chỉ tiêu trên được xây dựng theo kịch bản ứng với mức tăng trưởng tín dụng năm nay khoảng 15%.
Trong khi đó, VPBank tỏ ra tham vọng hơn với mục tiêu tín dụng đạt 636 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng tới 33% trong khi lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 24 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với kết quả đạt được năm trước. Tuy nhiên, nếu loại trừ khoản thu nhập bất thường từ phí trả trước bảo hiểm trong 2022, mục tiêu này cao hơn khoảng 53% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm trước.
Xét trong bối cảnh nhu cầu tín dụng còn yếu và tỷ trọng tín dụng cao với nhóm bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của ngân hàng, kế hoạch này được đánh giá là khá tham vọng.
Dù vậy, theo giới phân tích, những chính sách hỗ trợ gần đây cho thị trường TPDN và ngành bất động sản và việc phát hành riêng lẻ 15% cho SMBC được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của VPBank.
Trong khi đó, Techcombank là một trong số ít các ngân hàng đến thời điểm hiện tại lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận âm cho năm 2023 khi phải đối mặt với một loạt các khó khăn đến từ tỷ trọng tín dụng cao liên quan tới nhóm ngành bất động sản và TPDN trong khi CASA sụt giảm mạnh do khách hàng chuyển sang gửi tiền gửi kỳ hạn dài hưởng lãi suất cao.
Nguồn: Các NHTM, tổng hợp: Trần Thúy. |
Dù vậy, cũng như VPBank, những chính sách hỗ trợ của Chính phủ liên quan đến thị trường bất động sản và TPDN sẽ là những yếu tố tác động tích cực lên hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm nay.
Với ngân hàng SHB, hai kịch bản kinh doanh cho năm 2023 đã được đưa ra dựa trên hai phương án tăng trưởng tín dụng. Theo đó, nếu hạn mức tăng trưởng tín dụng năm nay được cấp ở mức 10%, dự kiến lợi nhuận trước thuế cho cả năm của SHB sẽ là 10.285 tỷ đồng, tăng 6,15% so với năm trước.
Trong trường hợp ngân hàng được cấp hạn mức tín dụng cao hơn (14%), mức lợi nhuận năm nay ngân hàng có thể đạt được là 10.626 tỷ đồng, tăng trưởng 9,67%.
Đối với nhóm ngân hàng TMCP Nhà nước, dù chưa công bố tài liệu chính thức cho cuộc họp ĐHĐCĐ sắp tới, nhưng kế hoạch kinh doanh sơ bộ cho năm mới cũng đã được công bố.
Cụ thể, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác Đảng và công tác kinh doanh năm 2023, lãnh đạo Vietcombank cho biết, năm nay, ngân hàng đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 9% so với năm 2022, tín dụng tăng 12,8% so với năm 2022, huy động vốn tăng trưởng phù hợp với tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%, NIM từ 3,24%. Lợi nhuận trước thuế tăng tối thiểu 12% so với năm 2022 (tương đương đạt khoảng 41 nghìn tỷ đồng).
Trong khi đó, lãnh đạo BIDV cho biết, trong năm nay, dư nợ tín dụng của ngân hàng dự kiến tăng 12% - 13%; huy động vốn điều hành phù hợp với sử dụng vốn, dự kiến tăng 11%.
Tại VietinBank, dự kiến tổng tài sản sẽ tăng trưởng từ 5-10%; nợ xấu khống chế dưới 1,8%; huy động vốn phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo các chỉ số thanh khoản. Tuy nhiên, hai “ông lớn” vẫn chưa công bố chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế do phải chờ chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền.
Theo giới phân tích, tăng trưởng tín dụng giảm tốc trong khi chi phí vốn lại tăng cao sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng năm nay.
Bên cạnh đó, triển vọng kém khả quan của thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp sẽ làm gia tăng rủi ro nợ xấu, từ đó tác động tiêu cực lên chất lượng tài sản và rủi ro tín dụng ngân hàng. Theo đó, sẽ cần rất nhiều nỗ lực từ các nhà băng để có thể duy trì mục tiêu kép vừa tăng trưởng mà vẫn đảm bảo chất lượng tài sản.
Ngân hàng đầu tiên công bố triển khai gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội Bên cạnh mức lãi suất ưu đãi, nếu có tài sản bảo đảm bổ sung, khách hàng được áp dụng mức vay tối đa bằng 85% tổng mức đầu tư của phương án. |
Mặt bằng lãi suất có thể giảm 0,34 điểm % trong năm nay Đây là dự báo của các tổ chức tín dụng trong cuộc khảo sát mới nhất của Ngân hàng Nhà nước. |