Ngân hàng đầu tiên công bố triển khai gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội
“Chỉ dựa vào ngân sách để phát triển các dự án nhà ở xã hội là điều không thể”
Ở nhiều thị trường, phía Nhà nước phải khuyến khích khối tư nhân để các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào vấn đề này, chuyên gia Savills nêu.
|
Thủ tướng phê duyệt đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội
Theo đề án, phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn...
|
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa công bố chi tiết về việc triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ.
Theo đó, đối tượng vay vốn theo chương trình là chủ đầu tư dự án và người mua nhà ở tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng công bố theo quy định.
Chương trình triển khai từ ngày 3/4/2023 đến khi doanh số giải ngân đạt 30.000 tỷ đồng nhưng không quá ngày 31/12/2030. Thời gian ưu đãi lãi suất đối với chủ đầu tư là 3 năm kể từ ngày giải ngân nhưng không quá thời hạn cho vay tại thỏa thuận cho vay ban đầu, đối với người mua nhà là 5 năm.
Lãi suất ưu đãi áp dụng đến hết ngày 30/6/2023 đối với chủ đầu tư là 8,7%/năm và đối với người mua nhà là 8,2%/năm. Kể từ ngày 1/7/2023, định kỳ 6 tháng/lần, Agribank sẽ thông báo lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi triển khai chương trình.
Một điểm đáng chú ý với khách hàng là người mua nhà, ngoài hạn mức vay theo quy định, nếu có tài sản bảo đảm bổ sung, khách hàng được áp dụng mức vay tối đa bằng 85% tổng mức đầu tư của phương án.
Được biết, chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất quy mô 120.000 tỷ đồng này sẽ được triển khai tại 4 ngân hàng thương mại nhà nước gồm Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank và sẽ thống nhất chung một cách cho vay giống nhau cho các đối tượng.
Các ngân hàng thương mại cho khách hàng vay vốn theo chương trình bằng nguồn vốn tự huy động của chính ngân hàng. Ngân hàng có trách nhiệm xem xét, thẩm định, quyết định cho vay đối với khách hàng theo quy định của pháp luật về cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình; thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đối với các khoản cho vay thuộc chương trình này theo quy định của pháp luật.
Bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, chương trình này sẽ giảm lãi suất cả ở phía cung và cầu, góp phần làm giảm giá thành nhà ở xã hội, đồng thời tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân. Đây là một trong những giải pháp gián tiếp góp phần giảm tình trạng mất cân đối cung - cầu về nhà ở.
Lãnh đạo NHNN cũng cho biết, cơ chế cho vay gói này sẽ rất thông thoáng, các ngân hàng sẽ không đặt ra các điều kiện gì khác so với các khoản vay thông thường, nhưng với điều kiện phải thuộc các đối tượng mua nhà ở các phân khúc nói trên. Phía ngân hàng sẽ có biện pháp để tránh tình trạng trục lợi và mỗi người chỉ được vay một lần cho một căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, trên cả nước hoàn thành đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.
|
Ngân hàng Nhà nước khuyến khích cho vay lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ người dân
Trả lời báo chí tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/1, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Đào Minh Tú cho biết: Ngân hàng Nhà nước vẫn xác định khuyến khích cho vay những lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ người dân mang tính chất thương mại nhưng giá rẻ.
|