Nga ủng hộ cách ứng xử của Việt Nam tại Biển Đông trước sự hung hăng của Trung Quốc
Tàu hải quân Trung Quốc trong một lần tập trận phi pháp ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: AFP |
Trả lời phỏng vấn báo Độc lập của Nga, chuyên gia hàng đầu của Đại học Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Grigory Lokshin, cho biết: Vào ngày 3/7, một tàu khảo sát của Trung Quốc (Hải Dương 8 - PV) được hộ tống bởi hai tàu bảo vệ bờ biển đã vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa và lấp liếm bằng việc thực hiện các nghiên cứu địa chấn về dầu khí ở đó.
Theo chuyên gia Nga, những hành động như vậy là bất hợp pháp khi không có sự cho phép của Chính phủ Việt Nam. Cùng ở trong khu vực này, vào thời điểm đó, một tàu khoan của Nhật Bản đang hoạt động theo hợp đồng với các công nhân dầu mỏ của Nga. Khi tàu Trung Quốc tiến vào, Việt Nam đã đưa các tàu bảo vệ bờ biển tới khu vực này để bảo vệ lãnh thổ của mình.
Theo lời ông Grigory Lokshin, Việt Nam đã có những phản ứng chuẩn mực, tuân thủ luật pháp quốc tế và kiên quyết bảo vệ chủ quyền. Việt Nam đã chủ động thông báo cho tàu Trung Quốc rằng họ đang ở trên lãnh thổ của Việt Nam và yêu cầu tàu Trung Quốc rời đi.
Chuyên gia Nga cho rằng, Việt Nam đã phản ứng hoàn toàn chính đáng khi đưa các tàu bảo vệ bờ biển ra bảo vệ và ngăn chặn các tàu Trung Quốc tiến đến cản trở hoạt động, đồng thời thể hiện sự kiềm chế trước mọi hành động gây hấn của tàu Trung Quốc trên chính vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Ngoài ra, theo các quan chức Mỹ, Trung Quốc đang thực hiện yêu sách bành trướng lãnh thổ trên khu vực Biển Đông, trái với luật pháp quốc tế.
Đáp lại những hành động của Trung Quốc, Mỹ và các đồng minh đã bắt đầu tiến hành các cuộc diễn tập quân sự thường xuyên hơn ở cả Biển Đông và các vùng biển lân cận khác để ngăn chặn sự gia tăng những tham vọng của Trung Quốc.
Trong bối cảnh tình hình ở Biển Đông và trên Bán đảo Triều Tiên đang diễn ra ngày một căng thẳng, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Asean đã được tổ chức để tìm cách tăng cường an ninh trong khu vực.
Dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Thái Lan, Nga khẳng định sẽ không tham gia vào cuộc tranh chấp trên Biển Đông. Tại cuộc họp, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nhấn mạnh triển vọng phát triển hợp tác kinh tế và văn hóa giữa Nga và các nước Đông Nam Á. Ngoại trưởng Nga cho rằng, về quy mô thương mại và đầu tư trong khu vực, Nga không thể cạnh tranh với các đối thủ nặng ký như Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản, do đó, Nga sẽ giữ vai trò trung lập giữa các quốc gia và ủng hộ việc các quốc gia liên quan trong tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển này cần tuân thủ triệt để việc không sử dụng vũ lực và tiếp tục tìm kiếm các giải pháp chính trị-ngoại giao để giải quyết vấn đề trên cơ sở luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Biển Đông: Mặt trận thứ 2 của cuộc đối đầu Mỹ-Trung
Tình hình diễn biến trên Biển Đông bắt đầu leo thang căng thẳng từ đầu tháng 7, khi Hải quân Trung Quốc thử nghiệm tên lửa chống hạm gần các đảo mà một số quốc gia ở Đông Nam Á tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc đã bất chấp, tuyên bố chủ quyền với hầu hết các đảo trên Biển Đông. Điều này dẫn đến tranh chấp với một số quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Philippines, một đồng minh của Mỹ. Do đó, Mỹ đã cử tàu và máy bay quân sự của mình tới khu vực các đảo xảy ra xung đột để bảo vệ đồng minh của mình.
Mỹ đã điều động các tàu chiến của mình tới khu vực Biển Đông. Ảnh: Yandex.ru |
"Chiến thuật bắp cải" trên Biển Đông của Trung Quốc
Vào tháng 4/2019, một cuộc đối đầu đã xảy ra giữa Bắc Kinh và Manila khi có khoảng 275 tàu Trung Quốc tiến đến hòn đảo do Philippines kiểm soát. Sau đó, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động bao vây khu vực này.
Song Zhongping, một nhà phân tích quân sự ở Hồng Kông, nói rằng quân đội Trung Quốc cần tiến hành các cuộc tập trận để bảo vệ lợi ích cơ bản của Trung Quốc trên Biển Đông: Các quốc gia bên ngoài khu vực đang tiếp tục làm leo thang căng thẳng trong khu vực thông qua các hoạt động được gọi là giám sát và bảo vệ tự do hàng hải. Điều này đe dọa đến an ninh của Trung Quốc và Trung Quốc phải đối phó với những khiêu khích này.
Một ví dụ về chiến thuật này là việc xây dựng các đảo nhân tạo, sử dụng tàu bảo vệ bờ biển và tàu ngư dân đã trải qua khóa huấn luyện chiến đấu.Theo những phân tích từ phía Mỹ, các hành động của Trung Quốc đang ngày càng dai dẳng. Những hành động này chưa vượt qua ngưỡng xung đột vũ trang, ranh giới giữa dân sự và quân sự là không rõ ràng. Để thiết lập quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ, cả tàu khu trục của Hải quân Trung Quốc và tàu đánh cá đã được sử dụng.
Bắt đầu từ năm 2014, máy bay ném bom chiến lược H-6 của Trung Quốc bắt đầu thực hiện các chuyến bay tuần tra trên bờ biển Nhật Bản, Đài Loan, phần phía tây của Thái Bình Dương và vùng biển phía nam Trung Quốc.
Đô đốc Hải quân Trung Quốc Zhang Zhaozhong gọi kế hoạch của Bắc Kinh là “chiến lược bắp cải”. Theo chiến lược này, đầu tiên, các khu vực tranh chấp trên biển sẽ được phủ "lá" bằng hải quân, sau đó là lực lượng bảo vệ bờ biển và tiếp đến là tàu của Hải quân Trung Quốc. Tất cả các lực lượng này sẽ được bố trí theo lớp và hoạt phối hợp hoạt động với nhau.
Mỹ khẳng định, để bảo vệ các đồng minh của mình một cách mạnh mẽ hơn, Washington dự kiến sẽ triển khai các tên lửa chống hạm tại Nhật Bản và Philippines. Ngoài ra, các tàu Hải quân Mỹ có thể sẽ đi cùng các giàn khoan của Philippines để tìm kiếm dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của đảo quốc này.
Trung Quốc khoe oanh tạc cơ H-6K "nắn gân" Mỹ, hăm doạ trên Biển Đông 12 máy bay ném bom tầm xa H-6K của Trung Quốc đã được đưa vào thực hiện các bài tập huấn luyện. Những máy bay ... |
Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa, Mỹ kéo tàu sân bay "khủng" vào Biển Đông Tờ The Japan Times hôm 6/8 đưa tin tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan đang ở Biển Đông để tiến hành cuộc tuần tra ... |
Trung Quốc lại ngang ngược tập trận ở Hoàng Sa, cấm tàu thuyền qua lại Cục Hải sự Hải Nam Trung Quốc ngang ngược thông báo, quân đội nước này sẽ tiến hành tập trận ở quân đảo Hoàng Sa ... |