New Zealand hỗ trợ tiền mặt cho 355 người có hoàn cảnh khó khăn do Covid-19 tại Huế, Đà Nẵng
Tặng quà, thăm hỏi nhiều phụ nữ di cư hồi hương có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hải Dương Sáng 18/6, Đoàn cán bộ Văn phòng OSSO Hải Dương, Hội LHPN tỉnh Hải Dương đã đến thăm hỏi, tặng quà gần 10 phụ nữ di cư hồi hương có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh nhân Ngày Gia đình Việt Nam (28/6). |
‘ATM gạo’ hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn trong dịch COVID-19 Sáng 5/6, tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự quận Tân Phú (TP Hồ Chí Minh), một máy “ATM gạo” đã được đưa vào hoạt động nhằm hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn vượt qua đại dịch COVID-19. |
Đây là một hoạt động của dự án "Không để ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống COVID–19" do Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam tài trợ, thông qua ActionAid Việt Nam và các đối tác địa phương tại Thành phố Huế và Đà Nẵng.
ActionAid Việt Nam hợp tác với Sở Lao động Thương binh và Xã hội (DOLISA) thành phố Đà Nẵng và Trung tâm Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng (CODES) đem 355 phần hỗ trợ đến với 150 lao động gặp khó khăn tại Đà Nẵng và 205 lao động nữ tại Huế, giúp họ ứng phó tốt hơn với tình hình đại dịch đang kéo dài. Bên cạnh khoản hỗ trợ nhỏ bằng tiền mặt trị giá 2 triệu đồng cho mỗi người lao động, dự án còn chia sẻ thông tin về cách quản lý chi tiêu trong gia đình, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe và tinh thần trong thời gian giãn cách, chuẩn bị nếu đi cách li tập trung. Ước tính sẽ có khoảng 1.300 người gián tiếp hưởng lợi từ đợt hỗ trợ này.
Nhấn mạnh kết quả của dự án, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, bà Tredene Dobson cho biết: "Kể từ khi đại dịch bùng phát, Quỹ Đại sứ New Zealand hỗ trợ tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 của chúng tôi đã đến với hàng triệu người có hoàn cảnh khó khăn tại các nước đang phát triển. Chính phủ và người dân New Zealand luôn cam kết ủng hộ và xây dựng sự thịnh vượng và ổn định chung ở Thái Bình Dương và hơn thế nữa, vì không một ai được yên ổn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn không bị COVID-19 ảnh hưởng".
Ban Lãnh đạo Giám đốc Trung tâm CTXH TP.Đà Nẵng và Phòng LĐTBXH quận Cẩm Lệ trao hỗ trợ cho người dân quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng để ứng phó với COVID-19. |
Năm 2021, Việt Nam hứng chịu làn sóng COVID-19 mới với tốc độ lây lan nhanh chóng và mức độ nghiêm trọng khó lường. Kể từ ngày 27 tháng 4, cả nước đã ghi nhận hơn 8.000 ca mắc mới tại 34/63 tỉnh thành, làm gián đoạn cuộc sống của hàng triệu người ở Việt Nam. Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, hai trung tâm du lịch quốc tế lớn của cả nước, cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Số lượng khách du lịch đến Huế năm 2021 chỉ chiếm 38,5% so với cùng kỳ quý I năm 2020. Trong khi đó, hoạt động du lịch tại Đà Nẵng cũng rất ảm đạm, với doanh thu giảm 52,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Suy thoái kinh tế liên tục ở Huế và Đà Nẵng đã làm đảo lộn cuộc sống của 45.000 và 44.000 người tại hai địa phương. Phần lớn trong số này là nhóm lao động phi chính thức và có hoàn cảnh khó khăn.
Lãnh đạo Trung tâm Phát triển Cộng đồng và Công tác Xã hội cùng Chủ tịch phường Phú Hiệp trao tặng hỗ trợ cho người dân Huế . |
Kể từ khi bắt đầu “cuộc chiến” chống COVID-19 vào năm 2020, ActionAid Việt Nam và các đối tác đã đến 11 tỉnh, thành phố trên cả nước, hỗ trợ hơn 45.000 người khó khăn, bao gồm phụ nữ, trẻ em, người già, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, lao động nhập cư và phi chính thức phục hồi sau đại dịch. Sự hợp tác này giữa Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam và ActionAid Việt Nam củng cố nỗ lực của hai bên trong việc hỗ trợ các cộng đồng dễ bị ảnh hưởng ở Việt Nam và đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến khó khăn này.
Bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng Đại diện Tổ chức ActionAid Việt Nam nhận định: "ActionAid Việt Nam tự hào khi được nhiều đối tác khác nhau, trong đó có Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam tin tưởng giao phó, không chỉ đem đến hy vọng mà còn là tiền mặt và kiến thức cho những người cần hỗ trợ nhất (người bán hàng rong, nhặt rác, giúp việc nhà, người nghèo), phần nào giúp họ vượt qua đại dịch. Điều này, về lâu dài sẽ nâng cao sinh kế cho các cộng đồng yếu thế và góp phần vào sự phát triển bền vững của Việt Nam".
Dự án “Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong cuộc chiến chống COVID–19” được xây dựng dựa trên bài học kinh nghiệm từ hoạt động ứng phó với COVID trước đây và các can thiệp tương tự của AAV, Dự án nhằm hỗ trợ các cộng đồng yếu thế ở Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Do sự lan rộng của COVID-19 và giãn cách xã hội ở hai thành phố, hoạt động này đã được thiết kế linh hoạt phù hợp hơn với tình hình. Những người nhận hỗ trợ của dự án - thay vì tham gia đào tạo theo nhóm nhỏ - như thiết kế ban đầu, giờ họ đang nhận được thông tin thông qua các tài liệu trực quan khác nhau, để hiểu cách quản lý thu nhập và chi tiêu của gia đình, cũng như các mẹo hữu ích để chăm sóc thể chất và tinh thần khi giãn cách xã hội hoặc trong các cơ sở cách ly.
AAV và các đối tác địa phương ở cả hai thành phố đã đến tận nơi, hỏi ý kiến chính quyền địa phương xác định tiêu chí lựa chọn những người khó khăn nhất. Các nhân viên xã hội được đào tạo đã tiếp cận dữ liệu mức sống hộ gia đình và mức độ khó khăn để xác minh danh sách đề xuất. Việc này được thực hiện vào tháng 3 và tháng 4 năm 2021, trước khi có đợt dịch lần thứ tư. Theo đó, 355 lao động (bán hàng rong, thu gom rác và giúp việc nhà) - đa số là phụ nữ được lựa chọn trong danh sách này mỗi người được nhận 2.000.000 đồng theo phương án công khai, đảm bảo tuân thủ, minh bạch và công bằng. Dự án có hoạt động giám sát, xác minh xem việc phân phối dự án có đáp ứng nhu cầu của người được nhận hay không.
ActionAid Việt Nam (AAV) là một thành viên của ActionAid Quốc tế (AAI) từ tháng 6 năm 2015. Bắt đầu mở Văn phòng Đại diện tại Việt Nam từ năm 1992, ActionAid Việt Nam đã hợp tác với Việt Nam gần 30 năm, từ (miền núi) Tây Bắc và Tây Nguyên đến Đồng bằng sông Cửu Long, giải quyết các vấn đề nghèo đói ở nông thôn và thành thị. |