New Zealand giúp thay đổi đời sống cho 1400 hộ dân tộc thiểu số tại Cao Bằng
Đại sứ Wendy Matthews đến thăm các hộ dân tham gia dự án. Nguồn ảnh: Đại sứ quán New Zealand |
Đây là nhận định của Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, bà Wendy Matthews khi cùng bà Olivia Philpott, Quản lý cấp cao Chương trình Viện trợ Phát triển New Zealand, đến thăm tỉnh Cao Bằng cùng các hộ gia đình tại huyện Trà Lĩnh và chứng kiến những tác động tích cực và bền vững mà Dự án "Xây dựng Cộng đồng Vững mạnh và Tự lực ở nông thôn Cao Bằng" đem lại.
Nhờ dự án trị giá 1,7 triệu NZD (gần 25 nghìn tỉ đồng) được thực hiện bởi tổ chức ChildFund Việt Nam và Ủy ban nhân dân huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, thu nhập của các hộ dân địa phương tăng nhờ sản xuất nông nghiệp, sử dụng vốn tín dụng, đào tạo nghề và xây dựng năng lực quản lý rủi ro thiên tai.
Dự án được tổ chức ChildFund Việt Nam cùng Ủy ban nhân dân huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, thực hiện từ tháng 7/2014 đến tháng 6/2019, với ngân sách hỗ trợ của Chương trình viện trợ New Zealand và quyên góp từ cộng đồng nhân dân New Zealand thông qua tổ chức ChildFund New Zealand.
Thu nhập tăng, sinh kế đa dạng, cải thiện an ninh lương thực, giảm thiểu rủi ro thiên tai đã mang lại những thay đổi đáng kể về đời sống, an sinh xã hội của các thành viên cộng đồng dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ ở một huyện vùng cao khó khăn như Trà Lĩnh.
Theo thông tin từ báo cáo đánh giá cuối kỳ của dự án, 1.400 gia đình dân tộc thiểu số ở 6 xã nghèo nhất của huyện, gồm Cao Chương, Lưu Ngọc, Quang Hán, Quang Vinh, Quốc Toản và Xuân Nội, đã được hỗ trợ. Hơn 55% số hộ tham gia thực hiện dự án cho biết thu nhập tăng trong giai đoạn 2014-2019.
Thông qua các hoạt động tập huấn nâng cao kiến thức và hỗ trợ ban đầu cho các hoạt động sinh kế, dự án đã giúp nhiều hộ gia đình tại Cao Bằng cải thiện thu nhập thông qua các hoạt động nông nghiệp. Một trong những mô hình mang lại lợi nhuận tốt cho bà con địa phương là nuôi dê trên núi đá.
Cũng trong giai đoạn 2014-2019, hơn 330 hộ gia đình tại Trà Lĩnh đã được hỗ trợ giống, kỹ thuật để triển khai mô hình trồng chanh leo. Tỉ lệ lợi nhuận trong niên vụ 2018 của các hộ lên tới 70%, so với mức 20-30% khi gieo trồng các giống cây khác như ngô, lúa. Các hoạt động kết nối thị trường giữa hộ sản xuất và công ty chế biến cũng đã được triển khai thông qua việc hình thành các tổ nhóm sản xuất và hợp tác xã.
Hơn 330 hộ gia đình tại Trà Lĩnh đã được hỗ trợ giống, kỹ thuật để triển khai mô hình trồng chanh leo. |
Một trong những mô hình mang lại lợi nhuận tốt cho bà con địa phương là nuôi dê trên núi đá. |
Đánh giá về các hoạt động của dự án, Đại sứ Matthews cho biết bà rất vui khi được chứng kiến những kết quả hữu hình mà các gia đình dân tộc thiểu số của huyện Trà Lĩnh đã được thụ hưởng. Sự hỗ trợ của New Zealand rất thiết thực, với một loạt các hoạt động được thực hiện để cải thiện sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập của các gia đình và cải thiện khả năng dự phòng, phục hồi trong thảm họa của cộng đồng.
Trong khuôn khổ của dự án, 11 hệ thống kênh thủy lợi đã được xây dựng và người dân đã có thể thử nghiệm các mô hình chăn nuôi mới như ngân hàng bò. Những người tham gia dự án đã được đào tạo nâng cao năng lực trong trồng trọt và chăn nuôi. Do đó, 60% hộ gia đình báo cáo thu nhập của họ tăng so với năm 2014.
Ngoài ra, 400 phụ nữ và thanh niên được tiếp cận với tín dụng vi mô và 180 thanh niên lần đầu tiên được đào tạo nghề. Sáu xã dự án cũng đã xây dựng được các kế hoạch phòng chống thiên tai rủi ro.
Đại sứ Wendy Matthews cũng chia sẻ về mức độ bền vững của dự án: Một trong những thành tựu quan trọng nhất của dự án này là thiết lập mối liên kết lớn hơn giữa nông dân và thị trường, đặc biệt là hợp đồng với Nafoods đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong sản xuất chanh leo với kếtquả rất hứa hẹn.
Trà Lĩnh nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, và là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số. Là một huyện vùng xâu và xa có tỉ lệ nghèo cao, dân cư ít tiếp cận được các cơ hội kinh tế và đất canh tác hạn chế, 40% hộ gia đình trong huyện được phân loại là nghèo nghèo theo tiêu chí chính thức của chính phủ. Huyện cũng dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Bà Nguyễn Thị Bích Liên, Giám đốc Quốc gia ChildFund Việt Nam cho biết, sự hợp tác hơn 10 năm qua giữa ChildFund và Cao Bằng đã tạo ra những thay đổi tích cực cho cuộc sống của trẻ em dân tộc thiểu số và gia đình các em. Chúng tôi rất biết ơn sự hỗ trợ từ chính phủ và người dân New Zealand trong các dự án mới và sắp tới. Dự án mới này một lần nữa khẳng định cam kết hỗ trợ liên tục của chúng tôi nhằm tiếp cận các cộng đồng dễ bị tổn thương hơn ở Cao Bằng để tạo điều kiện cho trẻ em trong tương lai có thể phát triển hơn nữa.
Cũng trong chương trình, bà Wendy và đoàn cũng tới thăm một số công trình kênh mương trong tổng số 11 công trình đã được xây dựng nhờ nguồn viện trợ của chính phủ New Zealand. Các công trình này đã dẫn đủ nước tưới cho diện tích canh tác hơn 90ha của 346 hộ dân trên địa bàn sáu xã của huyện Trà Lĩnh./.
Xem thêm
Chuyên gia Israel tập huấn sơ cấp cứu tim mạch nâng cao cho cán bộ y tế 8 tỉnh Việt Nam Chương trình do Đại sứ quán Israel tại Việt Nam, Hiệp hội chữ thập đỏ Israel và phòng khám Family Medical Practice phối hợp với ... |
Tổ chức GSMDM khám chữa bệnh nhân đạo cho 1.500 người Cao Bằng trong tháng 7 Trong tháng 7, tổ chức Good Samaritan Medical and Dental Ministry (GSMDM) (Mỹ) sẽ thực hiện khám chữa bệnh nhân đạo cho 1.500 người nghèo ... |
Huyện Phục Hòa (Việt Nam) và huyện Long Châu (Trung Quốc) hợp tác quản lý bảo vệ biên giới Hai huyện biên giới đã tăng cường giao lưu, trao đổi, hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Đồng thời hợp tác chặt chẽ trong công ... |
PFG gieo mầm xanh hy vọng ở Cao Bằng TĐO - Bốn năm nay, những cánh rừng sản xuất của huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng dần được thay lá, trở nên tươi tốt. ... |