Nepal muốn đối thoại song phương về tranh chấp biên giới với Trung Quốc
Hai nhà lãnh đạo Nepal và Trung Quốc. Ảnh: Zeenews |
Nepal mới đây đã chính thức xác nhận quốc huy mới dựa trên bản đồ chính trị bao gồm 363 km2 lãnh thổ trên mũi phía tây bắc, ngôi làng Rui ở phía bắc làng Gorakha và Chyanga và Lungdek ở phía bắc Sankhuwasabha, nơi người dân có tài liệu chứng minh họ là người Nepal, đã thuộc vào lãnh thổ Trung Quốc kể từ khi trao đổi lãnh thổ biên giới giữa hai nước sau cuộc điều tra năm 1963.
Bộ trưởng Bộ Quản lý đất đai Padma Kumari Aryal, người chỉ chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật cho các vấn đề ranh giới cho biết: "phần lớn các yêu sách về ranh giới của Nepal với Trung Quốc đã được giải quyết, nếu có bất kỳ vấn đề mới nào sẽ được giải quyết thông qua đối thoại ngoại giao.”
Biên giới Nepal-Trung Quốc tại Korala giáp trạm kiểm soát Trung Quốc. Ảnh: Nelpantimes |
Lãnh đạo Quốc hội Nepal, ông Bimalendra Nidhi nói rằng “Nepal không tiến tới tranh chấp với Trung Quốc như đã làm với Ấn Độ. Chỉ có những thắc mắc đang được đưa ra trên các phương tiện truyền thông về các ngôi làng của Nepal nằm dưới lãnh thổ Trung Quốc ở Tây Tạng, về các tòa tháp Huawei 5G ở phía bắc Mt Everest, giáo viên dạy tiếng Trung Quốc đến Nepal và cuộc họp trực tuyến giữa đảng cộng sản Trung Quốc và Nepal.”
Nepal có chung biên giới dãy núi Himalaya dài 1.439km với Khu tự trị Tây Tạng Trung Quốc và được các nhà khảo sát của hai nước phân định vào năm 1963 sau một cuộc kiểm tra kéo dài hai năm dọc theo ngọn núi cao nhất thế giới. Việc phân định ranh giới cuối cùng đặt núi Everest trên ranh giới giữa hai nước.
Biên giới đã được xem xét hai lần: vào năm 1979 và 1988 theo Buddhi Narayan Shrestha, cựu tổng giám đốc của Cục Khảo sát Nepal. Ông cho biết cả hai bên đã trao đổi các ngôi làng ở 15 quận phía bắc, với Nepal nhượng lại 1.836 km2 lãnh thổ và Trung Quốc trao cho Nepal 2.140 km2.
Ông Shrestha cho rằng Nepal có thể đã vô tình mất đi một số ngôi làng ở Trung Quốc khi được nhận phần địa hình không có dân cư ở vùng núi.
Những ngôi làng dân Nepal hiện ở Trung Quốc là điều rất có thể vì tài liệu lịch sử và bằng chứng về địa lý không rõ ràng và các cư dân có thể định cư xa, ông thừa nhận rằng hai nước nên kiểm tra lại cuộc khảo sát năm 1963 vì địa hình đánh dấu ranh giới có thể đã thay đổi sau 58 năm.
Bộ Ngoại giao Nepal, hôm thứ Năm đã làm rõ rằng không có tranh chấp biên giới với Trung Quốc và mọi vấn đề đã được giải quyết vào năm 1963.
Bản thông báo từ Nepal. Ảnh: BBC |
Theo Zee news, Nepal đã đưa ra thông báo chính thức rằng:"các mốc biên giới số 37 và 38 được báo cáo là mất tích theo truyền thông chưa bao giờ được dựng lên theo thỏa thuận giữa hai nước do điều kiện tự nhiên".
"Chính phủ Nepal sẽ giải quyết thông qua tham vấn lẫn nhau giữa chính quyền hai nước. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh, Bộ yêu cầu báo chí xác minh thông tin từ các cơ quan trước khi bình luận về những vấn đề nhạy cảm như vậy, vì có thể ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa hai người hàng xóm thân thiện. "
Châu Âu đối mặt với các vấn đề khó khăn trong tranh chấp ở Biển Đông Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài viết của chuyên gia về Biển Đông, Tiến sỹ Gerhard Will tại Hội thảo quốc tế: “Hoàng ... |
Ấn Độ tăng cường lực lượng quân sự quy mô lớn tại biên giới với Trung Quốc Theo AFP, cả hai nước đang tăng cường huy động lực lượng đến khu vực tranh chấp tại biên giới sau vụ đụng độ có ... |
Nhật Bản và Trung Quốc gia tăng căng thẳng trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư Những chuyên gia phân tích cho biết việc tranh chấp quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư nằm trên Biển Hoa Đông của Trung Quốc và Nhật ... |