Nâng cao năng lực phòng thủ trên biển, Hàn Quốc đóng tàu sân bay, mua máy bay chiến đấu
Tàu sân bay USS Ronald Reagan tập trận "trấn an" đồng minh và đối tác trong khu vực |
Phát hiện 32 máy bay gián điệp áp sát không phận, Nga tức tốc điều chiến đấu cơ đánh chặn |
Hình ảnh mô phỏng tàu sân bay Hàn Quốc sẽ được trang bị phiên bản hải quân cất hạ cánh đường băng ngắn F-35C chứ không phải biến thể cất hạ cánh thẳng đứng F-35B như chiếc Izumo của Nhật Bản. Ảnh: Hải quân Hoa Kỳ. |
Trong kế hoạch quốc gia giai đoạn 2020 – 2025 vừa được thông báo mới đây, chính phủ Hàn Quốc lần đầu tiên cam kết rõ ràng về viêc đóng mới thiết bị trị giá hàng tỷ USD.
CNN trích dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay: "Tàu sân bay cỡ 30.000 tấn có thể chuyên chở binh lính, khí tài và vật tư. Tàu cũng có thể vận hành các tiêm kích có khả năng cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng. Tàu sẽ giúp quân đội ngăn chặn các mối đe dọa và điều động lực lượng, cũng như khí tài đến một khu vực tranh chấp trên biển hiệu quả hơn, bằng cách đóng vai trò như một tàu kiểm soát cho đơn vị hải quân".
Seoul không tiết lộ chi phí ước tính cho tàu sân bay hạng nhẹ sắp đóng. Song, một báo cáo của Chính phủ Mỹ cho thấy, giá một phiên bản mới của hàng không mẫu hạm USS America lớn hơn 25 - 30% so với kích cỡ tàu sân bay sắp đóng của Hàn Quốc đã lên tới gần 4 tỷ USD. Tiêm kích F-35B hiện đang được bán ra thị trường với giá 122 triệu USD/chiếc.
Chủ tịch Đảng Dân chủ Hàn Quốc, ông Choi Jae-sung đã thông tin cho báo chí về 2 dự án chế tạo tàu sân bay cực mạnh mang theo tiêm kích tàng hình F-35 vừa được trình bày trước Ủy ban Quốc phòng quốc hội nước này. |
Dự kiến, Hàn Quốc sẽ mua máy bay chiến đấu F-35B do Mỹ sản xuất, có khả năng cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng, tương thích với một tàu sân bay cỡ nhỏ. Đây là loại máy bay chiến đấu hạ cánh thẳng đứng và cất cánh ngắn duy nhất được sản xuất trên thế giới.
Hàn Quốc sẽ cùng Nhật Bản và Mỹ triển khai F-35B trên các hàng không mẫu hạm hạng nhẹ ở tây Thái Bình Dương.
F-35B là máy bay phản lực tàng hình thế hệ thứ năm, có khả năng bay với tốc độ Mach 1,6 - gấp rưỡi tốc độ âm thanh - và hạ cánh thẳng đứng.
Máy bay có thể mang hai tên lửa không đối không và hai quả bom dẫn đường nặng 1.000 pound trong khoang chứa vũ khí bên trong của chúng.
Các máy bay này đi kèm với bộ phần mềm, về lý thuyết, cho phép chúng giao tiếp trong thời gian thực trong trận chiến không chỉ giữa các lực lượng Hàn Quốc mà còn với các quốc gia khác đang sử dụng F-35, chẳng hạn như Mỹ, Nhật Bản và Australia, những nước có mô hình F-35A.
Chun In-bum, một tướng 3 sao của quân đội Hàn Quốc nay đã nghỉ hưu, tỏ ra hoài nghi về quyết định đầu tư mạnh tay nói trên. Ông Chun cho rằng, nhà chức trách nên ưu tiên hàng đầu cho các lĩnh vực hậu cần, huấn luyện và thậm chí là hệ thống vô tuyến điện tử phục vụ quân đội.
Tàu sân bay trị giá gần 4 tỉ USD của Anh khiến Trung Quốc “e dè” có uy lực thế nào? Trung Quốc nhấn mạnh nếu giới chức quân sự nước Anh điều động tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tới Thái Bình Dương vào đầu năm ... |
Mỹ cấp tập điều tàu sân bay hoạt động ở Biển Đông Tàu sân bay USS Ronald Reagan đã tiến vào Biển Đông, bắt đầu tập trận từ ngày 17-7. Đây là lần tập trận thứ 2 ... |
Mỹ điều "pháo đài bay" B-52 tập trận cùng 2 tàu sân bay ở Biển Đông "Pháo đài bay" B-52 cùng với các chiến đấu cơ F/A 18 và máy bay trinh sát E-2 Hawkeye từ Lực lượng tác chiến tàu. |