Nậm Pồ giữ màu xanh cho biên cương
Nậm Pồ (Điện Biên): Chức sắc, chức việc, trưởng các điểm nhóm tôn giáo cùng chính quyền phòng chống dịch Covid-19 Nhằm phát huy vai trò của các chức sắc, chức việc, trưởng các điểm nhóm tôn giáo trong công tác phòng chống dịch Covid-19, Huyện ủy Nậm Pồ tổ chức gặp mặt trao đổi thông tin, phòng chống dịch trên địa bàn. |
Nậm Pồ - mùa gặt vùng biên Những ngày này đến với mảnh đất biên cương Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đâu đâu cũng được thấy những cánh đồng lúa chín nhuộm vàng các bản làng vùng cao. |
Là điểm sáng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng của huyện Nậm Pồ, trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc xã Chà Nưa luôn nếu cao ý thức, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Chỉ 3 năm trở lại đây, người dân trong xã đã tự giác trồng hàng chục héc ta rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc. Ông Khoàng Văn Van, Bí thư Đảng ủy xã Chà Nưa cho biết: Những năm gần đây, người dân trên địa bàn xã ngày càng hiểu được tác dụng của việc phát triển rừng. Rừng không những giúp điều hòa khí hậu mà còn giúp nhiều gia đình phát triển kinh tế. Do đó, hàng năm vào mùa mưa, người dân tự mua cây giống về trồng rừng. Tiêu biểu như gia đình ông Thùng Văn Lé, Lèng Văn Sím … đã trồng được hơn chục ha rừng; công tác bảo vệ rừng đã được xây dựng thành hương ước, quy ước của bản trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư… Đến nay, độ che phủ rừng toàn xã đạt gần 55%.
Người dân xã Chà Nưa làm đường tuần tra bảo vệ rừng |
Là huyên nghèo biên giới Nậm Pồ chính thức được thành lập và ra mặt vào tháng 6 năm 2013. Huyện có diện tịch tự nhiên hơn 149 nghìn ha, trong đó diện tích quy hoạch lâm nghiệp là 120.664 ha, diện tịch rừng phòng hộ hơn 65 nghìn ha, rừng sản xuất 55.558ha. Ngày đầu thành lập huyện, dưới sức ép về dân di cư vào địa bàn tăng nhanh cùng với tập quán canh tác của người dân chủ yếu trên nương rãy. Đây là những nguyện nhân chính dẫn đến công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng của Nậm Pô còn nhiều khó khăn và hạn chế.
Ông Nguyễn Đình Lương, Hat trưởng hạt Kiểm lâm huyện cho biết: Trước đây, công tác quản lý bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế, tỷ lệ che phủ còn thấp; tình trạng phá rừng, khai thác, mua bán lâm sản trái phép, vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng vẫn còn xảy ra, khiến diện tích, chất lượng và đa dạng sinh học rừng giảm dần. Trước thực trạng đó, Hạt Kiểm lâm đã tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương đề ra các giải pháp quyết tâm bảo vệ những diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng hiện còn; đồng thời tiếp tục trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng.
Cán bộ Kiểm lâm huyện Nậm Pồ xuống các bản tuyên truyền cho người dân về ý nghĩa công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng |
Để phát triển được rừng, trước tiên huyện chú trọng công tác bảo vệ rừng. Hàng năm, huyện chủ động tổ chức kiện toàn Ban Chỉ đạo các vấn đề cấp bách về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR); tổ chức tập huấn, diễn tập ứng phó cháy rừng, tìm kiếm cứu nạn; tổ chức và thực hành PCCCR - bảo vệ rừng; khắc phục hậu quả giảm nhẹ thiệt hại do cháy rừng với sự tham gia của lãnh đạo các xã, các đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuần tra rừng, nhất là địa bàn thường xuyên xảy ra lấn chiếm đất rừng; truy quét các tụ điểm khai thác, mua bán, vận chuyển, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái quy định của pháp luật.
Cán bộ Kiểm lâm huyện Nậm Pồ chỉ cho người dân về những loại rừng đã được quy hoạch và bảo vệ, nghiêm cấm người dân chặt phá làm nương |
Chỉ tính riêng từ đầu năm 2021 đến nay, cơ quan chức năng đã xử lý 24 vụ vi phạm lâm luật, trong đó, đã tiến hành khởi tố 3 vụ án hình sự chuyển hồ sang cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện xử lý.
Ông Hạng Nhè Ly, Phó chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ cho biết: Xác định tầm quan trọng của rừng trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương là rất lớn, chính vì thế, Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết và xây dựng chương trình hành động về bảo vệ và phát triển rừng về phát triển rừng trên địa bàn. Đến nay, Nậm Pồ đã đạt được một số thành quả đáng ghi nhận trong công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng. Nhất là việc tái sinh, trồng mới và nâng cao tỷ lệ che phủ rừng. Từ năm 2016 đến nay, toàn huyện đã trồng mới hàng trăm héc ta rừng; tình trạng người dân phá rừng làm nương đã giảm; nhiều cánh rừng đã được bảo vệ nghiêm ngặt, tỷ lệ che phủ rừng đã đạt 42,5% , đạt chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề về bảo vệ và phát triển rừng.
“Lá chắn thép” nơi biên cương Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, BĐBP Hà Giang có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 17,486km đường biên giới, giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Khi dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã tổ chức tuần tra, chốt chặn 24/24 giờ, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, phòng chống không để dịch Covid-19 lây lan qua biên giới. Đặc biệt, vừa qua, đơn vị đã lập thành tích xuất sắc trong đấu tranh, bắt giữ đối tượng vận chuyển trái phép pháo nổ qua biên giới và được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen. |
Cà Mau: Khôi phục rừng phòng hộ ven biển Khôi phục và giữ rừng phòng hộ ven biển là giải pháp vô cùng quan trọng trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, nhất là tình trạng sạt lở. Theo đó, thời gian qua, nhiều giải pháp nhằm từng bước khôi phục rừng phòng hộ đã được triển khai dọc dài bờ biển từ Ðông sang Tây. |