Nậm Pồ (Điện Biên) chuyển mình
Điện Biên: Khai trương cặp lối mở Nậm Đích - Huổi Hịa nối và Phong Sa Lỳ Ngày 15/5, tại khu vực mốc 65 thuộc xã Chà Nưa (huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, Việt Nam) và Cụm bản Hua Mức (huyện Mường Mày, tỉnh Phong Sa Ly, Lào), chính quyền hai tỉnh Điện Biên và Phong Sa Ly phối hợp tổ chức khai trương lối mở Nậm Đích (Việt Nam) - Huổi Hịa (Lào). |
Nậm Pồ (Điện Biên) tô thắm tình hữu nghị Việt - Lào Phát huy truyền thống đối ngoại đoàn kết hữu nghị lâu đời của hai nước láng giềng Việt Nam - Lào, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang, nhân dân huyện Nậm Pồ (Điện Biên) luôn coi trọng công tác đối ngoại với các huyện tiếp giáp của nước bạn Lào để cùng phát triển bền vững. |
Nằm ở cực Tây của tổ Quốc, huyện Nậm Pồ được thành lập theo Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày của Chính phủ, trên cơ sở tách 10 xã của huyện Mường Nhé và 5 xã của huyện Mường Chà. Đây là những xã thuộc diện khó khăn nhất của hai huyện Mường Nhé, Mường Chà.
Nơi khởi đầu nhiều gian khó
Ngày 25/8/2012 được coi là ngày quan trọng đối với người dân của tỉnh Điện Biên nói chung và người dân hai huyện Mường Chà và Mường Nhé nói riêng. Cũng từ ngày đó huyện Nậm Pồ chính thức nghi tên mình trên dải đất hình "S".
Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên và dân cư sau khi thành lập huyện Nậm Pồ được xếp vào địa phương có nhiều khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên. Trao đổi với ông Thùng Văn Siêng Bí thư huyện ủy đầu tiên cho biết: Ngày đầu thành lập Nậm Pồ đối mặt không ít những khó khăn và thách thức: Huyện có trên 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn hạn chế, phương thức sản xuất, canh tác lạc hậu.
Do vậy, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đói chiếm trên 70%. Với địa hình là đồi núi, dân cư sống phân tán, các công trình phục vụ phát triển kinh tế - văn hóa xã hội như: Điện, đường, trường học, trạm y tế đã được đầu tư song vẫn chưa đồng bộ. Tuyến đường huyết mạch từ trung tâm huyện đi quốc lộ 4H và lỗi với vùng lân cận chỉ là đường đất, thường xuyên xẩy ra tắc đường vào mùa mưa. Năm 2013 huyện mới chỉ có 25% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, trên 60% dân cư trong huyện chưa được xem truyền hình.
Ngày đầu thành lập con đường huyết mạch vào trung tâm huyện chỉ đường đất, việc đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân vô cùng khó khăn |
Hệ thống trường lớp còn tạm bợ, đội ngũ giáo viên còn thiếu, các trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho giảng dạy còn hạn chế; việc huy động con em đến trường còn nhiều khó khăn. Công tác chăn sóc sức khỏe và dịch vụ y tế chưa phát triển. Trên địa bàn huyện mới chỉ có các phòng khám khu vực và các trạm y tế tuyến xã, chưa có bệnh viên; đội ngũ y, bác sỹ, thiết bị y tế còn thiếu.v.v.
“Đặc biệt, đội ngũ cán bộ, công chức các phòng, ban và đội ngũ cán bộ cấp xã còn thiếu, chủ yếu và trẻ tuổi mới ra trường chưa có kinh nghiệm và chưa đáp ứng được yếu cầu nhiệm vụ; đội ngũ cán bộ cấp xã trình độ chuyên môn từ trung cấp trở xuống, nhiều vị trí lãnh đạo cán bộ chỉ có trình độ trung học cơ sở; đội ngũ cán bộ chuyên trách vừa thiếu và yếu về chuyên môn…Nói về khó khăn của ngày đầu thành lập huyện thì vô cùng”. Ông Thùng Văn Siêng chia sẻ.
Trung tâm huyện những ngày đầu thành lập |
Với tinh thần chung sức đồng lòng, đoàn kết và nỗ lực vượt qua khó khăn và thử thách của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc, sau 10 năm thành lập và đi vào hoạt động huyện nghèo biên giới Nậm Pồ đã có bước chuyển mình mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội.
Vạn sự khởi đầu nan
Dẫn chúng tôi đi thăm khu hành chính trung tâm huyện đang trong quá trình hoàn thiện và chuẩn bị đưa vào sử dụng nhân dịp 10 năm thành lập và đi vào hoạt động huyện ông Lê Khánh Hòa, Bí thư huyện ủy phấn khởi chia sẻ: Từ ngày thành lập đến nay cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong bộ máy chính quyền cấp huyện phải sống và làm việc trong các nhà tạm.
Việc chuẩn bị đưa khu trung tâm hành chính mới khang trang và kiên cố vào sử dụng đánh dấu bước đột phá cả về điều kiện cũng môi trường làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao của huyện. Đây cũng là nguồn động lực để mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lap cống hiến cho mảnh đất biên cương, nhiều gian khó.
Với việc đầu tư của Đảng và Nhà nước bộ mặt trung tâm huyện đang có những đổi thay |
Ông Lê Khánh Hòa cũng cho biết: Sau 10 năm thành lập, mặc dù vẫn còn có những gian khó, nhưng bước đầu Nậm Pồ đã đạt được những thành tựu khá quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội. Kinh tế tăng trưởng, phát triển khá; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 9,58%/năm; tổng giá trị sản xuất theo giá thực tế năm 2022 đạt 1.338,59 tỷ đồng, tăng 853,69 tỷ đồng so với năm 2013.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 18,16 triệu đồng/người/năm, tăng 10,72 triệu đồng so với năm 2013. Sản xuất nông nghiệp tăng cả 3 tiêu chí, diện tích, sản lượng và năng xuất. Huyện đã xóa bỏ tình trạng độc canh cây lúa, đã đưa vào trồng nhiều loại giống cây có giá trị với thị trường đã mang lại thu nhập cho người nông dân.
Nhiều giống cây mới có giá trị kinh tế được đưa vào sản xuất nông nghiệp, mang lại thu nhập ổn định cho người dân |
Các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, có nhiều tiến bộ; cơ sở vật chất và thiết chế văn hóa được đầu tư, xây dựng. Công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh; hệ thống truyền thanh huyện, xã được quan tâm đầu tư, nâng cấp đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thông tin, hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục, đào tạo từng bước được nâng lên. Hệ thống trường lớp được đầu tư xây dựng, quy mô học sinh phát triển ổn định; tỷ lệ huy động dân số trong độ tuổi đến trường ngày một tăng. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được nâng lên. Công tác phổ cập giáo dục được duy trì và giữ vững; Năm 2023, có 29/42 trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
Huyện đã cơ bản xóa bỏ các phòng lớp học tạm, thay thế là các phòng học kiên cố và khang trang. |
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, chất lượng khám, chữa bệnh từng bước được nâng lên. Mạng lưới y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh. Các chương trình y tế cơ bản được triển khai đầy đủ. Toàn huyện có 13/15 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã. Tỷ lệ bác sỹ/vạn dân là 6,4 bác sỹ. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 4,5%/năm, đến hết năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 50,61%.
Tổ chức bộ máy chính quyền được kiện toàn theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Năng lực của đội ngũ lãnh đạo; kỹ năng chuyên môn và kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức không ngừng được nâng lên.
Quốc phòng được củng cố, tăng cường, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Công tác ngoại giao, đối ngoại luôn được huyện duy trì và thắm tình hữu nghị. |
“Tuy nhiên, những kết quả đó mới chỉ là bước đầu, chúng tôi xác định để tiếp tục gặt hái những thành công trong thời gian tới, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh thì Đảng bộ, chính quyền huyện phải tiếp tục phát huy tính năng động, linh hoạt trong lãnh đạo, điều hành và sự đoàn kết, nỗ lực của các tầng lớp nhân dân cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức, sớm đưa Nậm Pồ thoát khỏi một huyện nghèo”, ông Lê Khánh Hòa nói.
Cận cảnh Nà Sự - mô hình du lịch xanh ở vùng biên giới Điện Biên Đến với Nà Sự - bản du lịch cộng đồng đầu tiên trên địa bàn huyện biên giới Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, du khách sẽ được khám phá trải nghiệm thực tế đời sống, văn hóa của bà con dân tộc Thái trắng. |
Nậm Pồ (Điện Biên) phát triển đảng viên vùng có đạo Bằng nhiều cách làm hay, huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên đã cơ bản giải được bài toán khó về công tác phát triển đảng viên ở vùng có đạo. Đã xóa được “khoảng trống” trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng nói chung và công tác phát triển đảng viên ở vùng có đạo nói riêng. |