Năm 2021 VUFO tập trung củng cố các tổ chức thành viên và liên hiệp địa phương
Chủ tịch VUFO Nguyễn Phương Nga |
Năm 2021 là năm có nhiều sự kiện lớn của đất nước, đặc biệt là Đại hội Đảng XIII, kỷ niệm năm chẵn, năm tròn quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với một số nước láng giềng, các nước đối tác, bạn bè truyền thống. VUFO sẽ sớm quán triệt và xây dựng chương trình hành động triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội XIII. Trong năm 2021 sẽ tập trung vào một số trọng tâm công tác như sau:
Một là, tăng cường các hoạt động hoà bình, đoàn kết, hữu nghị với các nước láng giềng Lào, Campuchia, Trung Quốc và các nước ASEAN, các nước lớn, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống; chú trọng nội dung chính trị, nâng cao hiệu quả thực chất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước và các ngày lễ lớn quan trọng của Việt Nam và các nước.
"Lực lượng làm công tác ĐNND là những chiến sĩ trên mặt trận ĐNND, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; tranh thủ sự đồng tình của nhân dân các nước, góp phần giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước; tận dụng tối đa nguồn lực quốc tế, kết hợp với nội lực của đất nước, nắm bắt các cơ hội phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững đất nước..." (Ông Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác ĐNND năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 do Ban Đối ngoại Trung ương tổ chức ngày 24/12/2020). |
Hai là, tăng cường hợp tác có hiệu quả với các đối tác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục hậu quả chiến tranh, chất độc da cam, bom mìn, hậu quả thiên tai, phòng chống dịch bệnh...
Tăng cường thông tin vận động bạn bè quốc tế ủng hộ lập trường của Việt Nam trong vấn đề chủ quyền biển đảo, đấu tranh với các hoạt động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Chủ động đối thoại và tiếp tục vận động đấu tranh dư luận trên các vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Ninh tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 - 2025 |
Ba là, tham gia tích cực, hiệu quả vào các cơ chế, mạng lưới, tổ chức nhân dân đa phương quốc tế, liên khu vực và khu vực; các hoạt động liên quan đến Chương trình nghị sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến năm 2030; Nghiên cứu khả năng tham gia các cơ chế, diễn đàn quốc tế quan trọng để mở rộng mạng lưới bạn bè, vận động dư luận quốc tế ủng hộ Việt Nam; thúc đẩy và bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về Việt Nam; Tổ chức thành công Đại hội lần thứ 22 của Hội đồng hoà bình thế giới (năm 2021).
Bốn là, tích cực triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về tăng cường hợp tác và vận động viện trợ PCPNN giai đoạn 2019 - 2025. Thường xuyên trao đổi thông tin, tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý, giám sát hoạt động và viện trợ PCPNN giữa các cơ quan thành viên Ủy ban cũng như giữa các cơ quan trung ương và địa phương.
Tăng cường làm việc trực tuyến, chuẩn hóa, chia sẻ cơ sở dữ liệu về công tác PCPNN với các cơ quan trong Ủy ban và triển khai xử lý thủ tục hành chính điện tử cho các tổ chức PCPNN, gắn kết công tác PCPNN với mục tiêu chính trị-đối ngoại và công tác hòa bình, đoàn kết, hữu nghị.
Liên hiệp Hữu nghị phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức buổi Gặp mặt giữa Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa với các tổ chức PCPNN và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 2020 |
Năm là, tuyên truyền sâu rộng về thành công của Đại hội Đảng XIII, bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; Nghị quyết của Đại hội Đảng XIII; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn mới; thành tựu xây dựng đất nước, khắc phục hậu quả đại dịch COVID-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tình hình Biển Đông và chủ quyền biển đảo của Việt Nam; công tác phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới trên đất liền; thành tựu trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam; hoạt động ĐNND. Nghiên cứu việc mở thêm các chuyên trang tiếng nước ngoài trên Tạp chí Thời Đại điện tử.
Sáu là, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu, tham mưu phục vụ ĐNND. Tích cực triển khai tổ chức các hội nghị, hội thảo, báo cáo/chuyên đề nghiên cứu có giá trị tham khảo về Biển Đông, an ninh nguồn nước sông Mekong; những yếu tố mới trong phong trào nhân dân thế giới; chính sách của chính quyền mới của Mỹ; quan hệ giữa các nước lớn. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu của Liên hiệp Hữu nghị kết hợp với việc huy động các chuyên gia đối ngoại tham gia các dự án nghiên cứu khoa học.
Sáng 05/11, tại Hà Nội, Diễn đàn nhân dân ASEAN 2020 (APF 2020) với chủ đề “Đoàn kết nhân dân Đông Nam Á vì một cộng đồng bao trùm, gắn kết và chủ động thích ứng” được các tổ chức nhân dân Việt Nam đăng cai tổ chức chính thức khai mạc |
Bảy là, triển khai thực hiện Điều lệ Liên hiệp Hữu nghị khoá VI sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục rà soát, sắp xếp, củng cố và phát triển hệ thống tổ chức thành viên theo hướng thiết thực, hiệu quả. Xây dựng mô hình tổ chức của các Liên hiệp Hữu nghị địa phương; phối hợp với các cơ quan liên quan thúc đẩy việc thể chế hóa các Chỉ thị mới của Đảng về công tác ĐNND và hội quần chúng; Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tăng cường tập huấn cho các Liên hiệp Hữu nghị địa phương.
Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết, năm 2020, cơ quan thường trực Liên hiệp Hữu nghị cùng tổ chức thành viên đã kêu gọi và trực tiếp đóng góp, hỗ trợ bạn bè quốc tế 700.000 khẩu trang, 500 bộ quần áo bảo hộ y tế, hơn 3.000 chai nước rửa tay sát khuẩn và 8 tỷ VNĐ. Khi miền Trung, miền Tây bị thiệt hại nặng nề vì lũ lụt, Liên hiệp Hữu nghị cũng đã kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ người dân miền Trung khoảng 251 tỷ đồng và hỗ trợ các địa phương chịu hạn hán, xâm nhặp mặn 5,5 tỷ VNĐ. Năm 2020 cũng là năm đầu tiên Liên hiệp Hữu nghị triển khai Chương trình Quốc gia về tăng cường hợp tác và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2019-2025. Chương trình đã được triển khai trên khắp cả nước. Hiện đã có 53/63 tỉnh thành xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác vận động viện trợ. |
Đề nghị bà cho biết cụ thể hơn về trọng tâm công tác liên quan tới các Liên hiệp Hữu nghị địa phương?
Trong năm 2021 chúng tôi có chủ trương tập trung nhiều vào việc củng cố, kiện toàn hệ thống các tổ chức thành viên bao gồm cả các tổ chức thành viên ở trung ương cũng như các Liên hiệp Hữu nghị địa phương. Dự kiến sẽ tập trung vào ba lĩnh vực then chốt như sau:
Thứ nhất là kiện toàn tổ chức bộ máy, tháo gỡ những khó khăn về chế độ chính sách, về tổ chức bộ máy, về phương tiện và điều kiện làm việc của các tổ chức thành viên và đặc biệt là của các Liên hiệp Hữu nghị địa phương.
Thứ hai là đổi mới phương thức và nội dung hoạt động của các tổ chức thành viên trong đó ưu tiên rất lớn là tập trung vào Liên hiệp Hữu nghị địa phương.
Thứ ba là tăng cường sự gắn kết giữa các tổ chức hữu nghị trung ương với các Liên hiệp Hữu nghị địa phương.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam nhận Cờ Thi đua “Tập thể dẫn đầu trong công tác đối ngoại nhân dân năm 2020” |
Theo bà, việc triển khai chủ trương này sẽ có những khó khăn, thuận lợi gì?
Thuận lợi đầu tiên là chúng ta đã có một nền tảng tương đối vững chắc. Chúng ta có một hệ thống lên tới 116 tổ chức, có những tổ chức đã được thành lập từ lâu, thậm chí có tổ chức đã có đến 70 năm tuổi. Các lực lượng tham gia những tổ chức này phần lớn là những cán bộ quản lý cao cấp, những nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm và các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực (kinh tế xã hội, đối ngoại). Hầu hết đội ngũ này đều là những người tâm huyết, gắn bó với công tác ĐNND và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động này. Thứ ba là chúng ta đã có hệ thống khung khổ pháp lý tương đối hoàn thiện như Chỉ thị 28-CT/TW năm 2008, Chỉ thị 04-CT/TW năm 2011; Quyết định 41/2013/QĐ-TTg về chế độ chính sách đối với Liên hiệp Hữu nghị và Chỉ thị 38-CT/TW năm 2019. Có thể thấy chúng ta đã có một nền tảng pháp lý để hình thành khung về chế độ chính sách, tổ chức bộ máy cho các thế tổ chức thành viên của Liên hiệp Hữu nghị.
Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống Liên hiệp Hữu nghị (17/11/1950-1/11/2020), đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh và Đại hội thi đua yêu nước giai đoạn 2020 - 2025 |
Về khó khăn cũng không ít. Thứ nhất là hệ thống khung khổ pháp lý, chúng ta có các văn bản, có các Chỉ thị, nhưng việc thể chế hóa các văn bản, các chỉ thị còn chậm và chưa được thực hiện một cách đồng nhất, đồng bộ ở các địa phương. Vì vậy dẫn đến những việc khó khăn nhất định cả về tổ chức bộ máy, con người, nguồn lực vật chất để hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức thành viên tiến hành các hoạt động ĐNND một cách có chất lượng và hiệu quả. Thứ hai là đội ngũ lực lượng làm công tác ĐNND thì đa phần là không chuyên cho nên kinh nghiệm về đối ngoại cũng như năng lực về ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mới. Về mặt tuổi đời, hầu hết là những người lớn tuổi nên có phần nào hạn chế. Và việc huy động nguồn lực từ thế hệ trẻ hiện nay là cũng chưa được như mong muốn. Thứ ba là sự quan tâm của các ngành, các cấp đối với công tác ĐNND ở mọi nơi chưa đồng đều. Ở những nơi địa phương được lãnh đạo quan tâm thì nơi đó công tác ĐNND được đầu tư nguồn lực một cách có hiệu quả và thực hiện được nhiệm vụ rất tốt và ngược lại.
Trong tình hình này, để thực hiện thành công chủ trương nói trên, chúng ta cần có giải pháp gì thưa bà?
Trước hết chúng tôi sẽ tập trung vào việc thúc đẩy để Điều lệ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt. Và tôi cũng rất kỳ vọng Điều lệ sẽ được phê duyệt trong thời gian sớm. Ngay sau đó chúng tôi sẽ triển khai để thực hiện Điều lệ này. Đây sẽ là bước rất quan trọng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động ĐNND của Liên hiệp Hữu nghị.
Chiều 29/4, tại Hà Nội, Lễ trao vật tư y tế của Hội chữ thập đỏ Việt Nam tặng nhân dân Hoa Kỳ được tổ chức |
Thứ hai, chúng ta sẽ tiến hành rà soát toàn bộ các tổ chức thành viên của Liên hiệp Hữu nghị và đề xuất giải pháp đối vì không ít những tổ chức thành viên hiện nay hoạt động chưa hiệu quả. Đối với Liên hiệp Hữu nghị địa phương, chúng ta cũng sẽ tiến hành rà soát để có thể tổng kết mô hình hoạt động hiệu quả nhất, từ đó đưa ra đề xuất, kiến nghị xây dựng những mô hình phù hợp với đặc thù của từng địa phương mà vẫn đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu công tác ĐNND.
Thứ ba là tiếp tục thúc đẩy việc thể chế hóa và thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xác định những tiêu chí, từ đó có được những quyết định cụ thể về tổ chức bộ máy, biên chế, kinh phí cho các hoạt động của các tổ chức thành viên của Liên hiệp Hữu nghị.
Bà kì vọng như thế nào về kế hoạch này?
Tôi nghĩ rằng với quyết tâm của toàn hệ thống, với sự đồng cảm, chia sẻ và thấu hiểu của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị của chúng ta, thì có thể trong năm 2021 Liên hiệp Hữu nghị sẽ tiến thêm một bước nữa trong việc xây dựng một hệ thống các tổ chức thành viên vững mạnh, hoạt động có chất lượng và hiệu quả.
Xin cảm ơn bà!
Liên hiệp Hữu nghị tỉnh Yên Bái trao tặng quần áo ấm cho gần 1.000 trẻ em vùng cao Gần 1.000 cháu học sinh tại hai trường đã được tặng quần áo ấm trong thời tiết giá lạnh, vơi bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống và yên tâm học tập. |
Liên hiệp Cần Thơ: Các hoạt động ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất Chiều 19/1, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Cần Thơ (Liên hiệp Cần Thơ) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2020 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2021. |
Đưa hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc trở thành nội dung hợp tác quốc tế trên kênh đối ngoại nhân dân Ngày 7/1, tại Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị tổng kết về Việt Nam tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) giai đoạn 2012-2020. Tại Hội nghị, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga đã có những chia sẻ về "Đóng góp của việc tham gia GGHB LHQ đối với đối ngoại nhân dân". |