Mỹ tìm cách nhập khẩu đất hiếm từ châu Phi thay thế Trung Quốc
Trung Quốc dùng đất hiếm làm "vũ khí" trả đũa Mỹ? Tổ chức GCS (Hàn Quốc) trao tặng 500 mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho người dân Hà Nội Doanh thu ngành Bảo hiểm đạt hơn 105 nghìn tỷ đồng trong năm 2017 |
Người lao động tại mỏ khai thác đất hiếm ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Ảnh: Reuters |
Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đã ra lệnh tăng thuế lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc cũng trả đũa và tăng thuế đối với các sản phẩm của Mỹ trị giá 60 tỷ USD. Tuy nhiên, cho đến nay, sản lượng đất hiếm quan trọng vẫn chưa bị hạn chế.
Rất nhiều sản phẩm cần đến đất hiếm như điện thoại di động, xe điện, laser, ứng dụng vật liệu siêu dẫn, thiết bị quân sự: động cơ phản lực, hệ thống tên lửa dẫn đường, hệ thống phòng thủ chống vi-rút, thiết bị nhìn ban đêm...
Không ngoài khả năng Trung Quốc có thể sử dụng con bài “đất hiếm”. Một chuyến thăm thường lệ của Chủ tịch Tập Cận Bình tới một nhà sản xuất đất hiếm của Trung Quốc vào cuối tháng 5 đã dấy lên mối lo ngại, Trung Quốc sẵn sàng sử dụng đất hiếm, đặc biệt một lệnh cấm xuất khẩu, như một lợi thế chống lại Mỹ. Nếu lệnh cấm được áp dụng, động thái này có thể thực sự gây thiệt hại cho Washington vì hầu như không có nguồn thay thế nào cho vật liệu này, vốn được sử dụng trong một loạt các ngành từ công nghệ cao đến quân sự.
Được biết, Trung Quốc chỉ chiếm 1/3 trữ lưỡng đất hiếm của thế giới nhưng nắm giữ tới 80% sản lượng xuất khẩu khoáng sản này đến Mỹ.
Trên thực tế, Trung Quốc sở hữu rất nhiều cơ sở xử lý đất hiếm. Kỹ sư Jason Nie làm việc tại cơ quan hậu cần quốc phòng thuộc Lầu Năm Góc nói, “Chúng tôi đang tìm kiếm nguồn cung đất hiếm mới thay thế Trung Quốc. Chúng tôi muốn nguồn cung đa dạng thay vì chỉ một nguồn duy nhất”.
Đất hiếm tại cảng của Trung Quốc. Ảnh: Global Look Press |
Được biết, Lầu Năm Góc đã làm việc với công ty Mkango của Malawi và Rainbow Rare Earths của Burundi về việc cung cấp đất hiếm.
Theo một báo cáo, tính đến tháng 9/2016, Lầu Năm Góc đã tích trữ số khoáng sản quan trọng trị giá 1,15 tỷ USD. Trong tài khóa 2019, Lầu Năm Góc lên kế hoạch mua 416 tấn đất hiếm từ thị trường, 40 tấn thiếc cùng 0,02 tấn pin lithium ion.
Trong thời gian dài, Lầu Năm Góc đã khuyến khích các nhà thầu quốc phòng mua khoáng sản nội địa, tuy nhiên tại Mỹ chưa hề có cơ sở xử lý đất hiếm.
Bộ Thương mại Mỹ trong ngày 4/6 đã đề xuất những bước đi để đẩy mạnh sản xuất đất hiếm trong nước bao gồm cho vay lãi suất thấp…Đồng thời cũng kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh của Washington về đất hiếm.
Mỹ từng là nhà sản xuất đất hiếm hàng đầu vào năm 1990, nhưng tình hình đã thay đổi từ lâu. Năm 2018, Bắc Kinh đã tăng sản lượng khai thác đất hiếm từ 15.000 tấn lên 120.000 tấn, trong khi Mỹ chỉ cung cấp được 15.000 tấn.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ năm ngoái ước tính có 120 triệu tấn đất hiếm toàn cầu, bao gồm 44 triệu tấn ở Trung Quốc, 22 triệu tấn ở Brazil và 18 triệu tấn ở Nga, trong khi Mỹ chỉ sở hữu 1,4 triệu tấn. Nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, Canada, Australia, Estonia, Malaysia, Brazil… cũng có mỏ đất hiếm, nhưng sản lượng khá hạn hẹp./.
Xem thêm
Trung Quốc phóng tên lửa giữa biển, phô trương sức mạnh dằn mặt Mỹ Theo thông tin Cơ quan vũ trụ quốc gia (CNSA) công bố, Trung Quốc lần đầu tiên phóng thành công tên lửa vào không gian ... |
Huawei tiếp tục cắt giảm sản xuất sau khi bị Mỹ 'cấm cửa' Đối tác lớn của Huawei vừa xác nhận hãng này vừa bị đối tác Trung Quốc cắt giảm đơn đặt hàng linh kiện phục vụ ... |
Sau Trung Quốc, Tổng thống Trump tung đòn "tăng thuế" với Mexico Bất chấp sự chỉ trích ngày càng tăng từ chính đảng của mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hôm thứ Ba, ông có ... |