Mỹ: ngoại giao âm nhạc thúc đẩy hòa bình toàn cầu
Mỹ mở rộng hợp tác với khu vực Trung Á Tin từ hang Thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 20/9 cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp với lãnh đạo 5 quốc gia Trung Á, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác giữa Washington và khu vực này. |
Dư luận Mỹ đánh giá tích cực chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có chuyến công tác tham dự Tuần lễ Cấp cao Khóa 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc, kết hợp hoạt động song phương tại Mỹ. |
Ông Blinken đã trình bày ca khúc "Hoochie Coochie Man" nổi tiếng. Khả năng sử dụng đàn guitar điêu luyện và giọng hát trầm ấm của Ngoại trưởng Mỹ đã nhận được sự tán dương của những khán giả có mặt. Chương trình biểu diễn có sự góp mặt của huyền thoại nhạc jazz Herbie Hancock, tay rock nổi tiếng Dave Growl của ban nhạc Nivarna và sau đó là ban nhạc Foo Fighters, cũng như ca sĩ pop đang lên Gayle.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) chơi đàn guitar khởi động sáng kiến Ngoại giao âm nhạc. |
Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh, chương trình Ngoại giao Âm nhạc Toàn cầu sẽ sử dụng âm nhạc như một phương tiện ngoại giao để thúc đẩy hòa bình, đồng thời hỗ trợ chính sách đối ngoại của Washington. Với sáng kiến này, chính quyền Washington sẽ lần lượt gửi những nghệ sĩ hàng đầu của Mỹ đến các quốc gia.
"Bạn không cần quá giỏi lịch sử để thấu hiểu cảm xúc đằng sau âm nhạc. Giai điệu luôn là thứ gắn kết mọi dân tộc trên thế giới. Tôi không thể bỏ qua cơ hội để kết hợp âm nhạc và ngoại giao… Tôi hy vọng âm nhạc sẽ chắp cánh cho sự hợp tác giữa người dân Mỹ và người dân thế giới", ông Blinken nói.
Từ năm 2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký Đạo luật thúc đẩy hòa bình, giáo dục và trao đổi văn hóa thông qua ngoại giao âm nhạc, trong đó kêu gọi quan hệ đối tác ngoại giao âm nhạc, bao gồm khu vực tư nhân và công nhận các nhạc sĩ đã đóng góp cho hòa bình.
Có thể thấy việc dùng âm nhạc trong ngoại giao, ở khía cạnh nào đó có hiệu quả hơn là dùng chính trị để chinh phục thế giới. Thay đổi lớn đã đến sau Thế chiến thứ nhất, khi Tổng thống thứ 28 của Mỹ Woodrow Wilson từng khẳng định nên kết thúc “ngoại giao ngầm” giữa các nước và khởi đầu “ngoại giao mở”. Chính vì vậy, âm nhạc được coi là công cụ hữu hiệu.
Từ sau Thế chiến thứ hai, âm nhạc càng được khai thác trong ngoại giao. Các dàn nhạc giao hưởng Mỹ được xem là “chuyên gia phá băng” ở những quốc gia thù địch về chính trị với Washington. Giáo sư sử học Jonathan Rosenberg thuộc Đại học New York (Mỹ) nhận xét: “Washington muốn chiến thắng cuộc Chiến tranh lạnh bằng đàn vĩ cầm và kèn trompet”. Chẳng hạn, năm 1956, dàn nhạc giao hưởng Boston thực hiện chuyến lưu diễn đầu tiên ở Liên Xô. 3 năm sau, dàn nhạc giao hưởng New York cũng đến đây và từ đó các nhạc sĩ Liên Xô bắt đầu biểu diễn rộng rãi ở Mỹ. Năm 1973, tức 1 năm sau cuộc “ngoại giao bóng bàn” nổi tiếng giữa Trung Quốc và Mỹ, dàn nhạc Philadelphia cũng góp phần cải thiện quan hệ giữa hai nước khi trở thành dàn nhạc đầu tiên của Mỹ biểu diễn tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh.
Con đường Nhịp điệu (Rhythm Road), một chương trình do Bộ Ngoại giao Mỹ và một tổ chức phi lợi nhuận phối hợp thực hiện, đã xây dựng được một đội ngũ các “nhà ngoại giao không chính thức” từ đội ngũ các nhạc sĩ và cả khán giả của jazz. Từ khi chương trình bắt đầu năm 2005, các nhạc sĩ đã công du đến 96 nước.
Với âm nhạc, dường như không có những bất đồng, những cuộc khẩu chiến, phân biệt, khoảng cách... Ở đây vẫn là đối thoại nhưng không phải trên bàn đàm phán, mà là trên sân khấu, bằng âm nhạc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden: Chuyến thăm Việt Nam là thời khắc lịch sử Sau chuyến thăm Việt Nam kéo dài 2 ngày (10-11/9), Tổng thống Mỹ Joe Biden đăng video tổng kết chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam và gọi đây là “thời khắc lịch sử”, mong chờ viết tiếp chương mới trong quan hệ Việt - Mỹ. |
Đại sứ Mỹ kể chuyện cảm động trong chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden Sự ấm áp là điều Đại sứ Knapper cảm nhận trong suốt chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Joe Biden tới Việt Nam. |