Mỹ muốn đối đầu trực diện với Trung Quốc về vấn đề đánh bắt cá trái phép ở Biển Đông
Tàu hải quân Malaysia đối đầu tàu hải cảnh Trung Quốc ở Biển Đông |
Căng thẳng ở Biển Đông có thể được kiềm chế nếu ASEAN có lập trường thống nhất |
Một cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông |
SCMP dẫn lời giới phân tích giải thích rằng các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ "hồ hởi" hoan nghênh động thái trên của Washington, song họ không muốn Mỹ triển khai lực lượng thực thi pháp luật được trang bị vũ khí để đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề này vì lo ngại sẽ kích động các cuộc xung đột quy mô lớn hơn tại vùng lãnh hải tranh chấp.
SCMP dẫn báo cáo của Liên hợp quốc cho biết Trung Quốc đứng đầu thế giới về số vụ đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (IUU).
Với đội tàu đánh cá lên đến khoảng 800.000 chiếc, Trung Quốc đã khai thác cạn kiệt nguồn đánh bắt cá nội địa của họ từ lâu.
Mặc dù vậy, trong khi các quốc gia nhỏ hơn vẫn buộc phải tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn quốc tế và luật biển thì Trung Quốc hiện đang không bị ràng buộc bởi các hình phạt của quốc tế.
Năm 2010, Liên minh châu Âu (EU) đã triển khai một hệ thống thực thi gián tiếp và có hiệu quả trong việc thúc đẩy những thay đổi sâu rộng ở nhiều quốc gia về tội đánh bắt cá bất hợp pháp.
Theo SCMP, hiện hệ thống đó chỉ được áp dụng với các quốc gia và nền kinh tế không thể thách thức châu Âu. Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Philippines và Đài Loan (Trung Quốc) đều đã nhận “thẻ vàng” hoặc “thẻ đỏ”. Trong khi đó, Trung Quốc thoát khỏi mọi chỉ trích dù nước này tiến hành thường xuyên và rộng rãi hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp.
Mới đây, ông David Feith, Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách chính sách khu vực và an ninh cùng các vấn đề đa phương tại Vụ Các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết Washington sẽ gia tăng số lượng thỏa thuận “cho phép nhân viên chấp pháp lên tàu” để hỗ trợ các nước chống lại hành vi gây hấn của Trung Quốc (thỏa thuận này cho phép nhà chức trách của một quốc gia được phép lên các tàu thực thi pháp luật hoặc máy bay của quốc gia khác khi đang tuần tra).
Bắt đầu từ tháng 3.2018, Mỹ đã khởi động cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc. |
Trước đó, tháng 5/2020, chính quyền Mỹ đã đưa ra một số chính sách tạo tiền đề cho cuộc đối đầu trực diện với quốc gia được cho là đánh bắt cá bất hợp pháp số 1 thế giới.
Theo đó, chính quyền Mỹ đã ban hành một lệnh hành pháp “Thúc đẩy năng lực cạnh tranh thủy sản của Mỹ và tăng trưởng kinh tế”.
Sau khi ban hành lệnh hành pháp trên, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã ra một tuyên bố báo chí về việc đội tàu đánh cá khổng lồ của Trung Quốc đã đánh bắt 73.000 giờ dọc theo vùng đặc quyền kinh tế của Ecuador từ tháng 7-8/2020.
Ông Pompeo chỉ ra việc Trung Quốc trợ cấp cho đội tàu đánh cá thương mại lớn nhất thế giới cũng như việc các hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp của Trung Quốc đã bị dư luận nhiều nơi chỉ đích danh, đặc biệt là lời kêu gọi cộng đồng quốc tế phản đối việc Trung Quốc coi thường pháp quyền và bảo vệ môi trường.
Tháng 9/2020, Lực lượng Tuần duyên Mỹ đã công bố Triển vọng chiến lược IUU của riêng mình, gọi hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát là “mối đe dọa an ninh hàng hải toàn cầu hàng đầu”.
Trong lời kêu gọi “Chống lại hành vi nhà nước mang tính trấn lột và vô trách nhiệm”, Trung Quốc là quốc gia duy nhất bị đề cập cụ thể trong báo cáo, trong đó nêu rõ các hành vi vi phạm chủ quyền và luật pháp quốc tế cũng như yêu cầu Bắc Kinh thực hiện trách nhiệm phù hợp.
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ thì Washington đang chi 200 triệu USD cho các chương trình dành cho các quốc đảo nhỏ nhằm chống lại “hành vi có vấn đề” của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương. Sandra Oudkirk, Phó Trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết những chương trình này sẽ hỗ trợ tiền cho các quốc gia như Palau và Papua New Guinea để thúc đẩy phát triển và bảo vệ ngành đánh bắt cá của họ trước sự cạnh tranh không chính đáng từ Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Mỹ đã có các cuộc đàm phán với các nhà lãnh đạo của Palau và Papua New Guinea về khả năng thiết lập sự hiện diện của quân đội Mỹ tại quốc gia của họ.
Lực lượng bảo vệ bờ biển của Mỹ cũng tăng cường sự hiện diện trong khu vực, triển khai thêm tàu chiến phản ứng nhanh mới nhất đến Guam để giúp kiểm soát các hoạt động đánh bắt hải sản.
Theo SCMP, giới phân tích cho rằng các nước ASEAN hoan nghênh động thái của Mỹ xúc tiến chiến lược kiểm soát tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp ở Biển Đông, nhưng lo ngại về khả năng việc “quân sự hóa” hoạt động thực thi pháp luật sẽ gây căng thẳng ở khu vực Biển Đông.
Bộ Ngoại giao: Khu vực Trung Quốc tập trận nằm ngoài vùng biển Việt Nam Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết khu vực tập trận phía tây bán đảo Lôi Châu tức vịnh Bắc ... |
EU ủng hộ sớm hoàn tất COC ở Biển Đông Trong khuôn khổ Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 12, Chuẩn Đô đốc Juergen Ehle, Cố vấn quân sự cấp cao về ... |
5 giải pháp hóa giải tranh chấp ở Biển Đông Ông Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam đã, đang và sẽ luôn thúc đẩy để biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, ổn ... |