Tàu hải quân Malaysia đối đầu tàu hải cảnh Trung Quốc ở Biển Đông
Trung Quốc ra dự thảo luật cho phép hải cảnh dùng vũ khí chống tàu nước ngoài |
Đòi thị uy ở Biển Đông, tàu sân bay Trung Quốc là "hổ giấy" hay "hổ thật"? |
Tàu tuần tra ven bờ KD Keris (do Trung Quốc đóng) của hải quân Malaysia LOONGNAVAL |
Báo cáo của Viện Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ, cho biết tàu hải cảnh Trung Quốc (CCG) 5402 "quấy rối" một giàn khoan và tàu tiếp tế hoạt động ở khu vực chỉ cách bang Sarawak, Malaysia 44 hải lý vào ngày 19/11.
“Malaysia đã triển khai một tàu hải quân để phản ứng, tàu này tiếp tục theo đuôi chiếc 5402”, báo cáo viết.
Vụ việc dường như diễn ra theo sau hai tuần căng thẳng giữa lực lượng hải cảnh Trung Quốc và hải quân Malaysia ở khu vực. Tàu 5402 rời đảo Hải Nam vào ngày 30.10 và đến ngày 10.11 tuần tra xung quanh lô dầu khí ở phía tây cụm bãi cạn Luconia, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia nhưng cũng bị đưa vào bản đồ “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc.
Vài giờ sau khi tàu 5402 đến gần bãi cạn Luconia, tàu tiếp tế hậu cần của hải quân Malaysia, chiếc Bunga Mas Lima đến khu vực và theo dõi tàu Trung Quốc vài ngày sau đó. Đến ngày 12.11, tàu 5402 tiến tới khu vực phía đông cụm bãi cạn Luconia chỉ khoảng 74 km để tiến hành cuộc tuần tra nhanh chóng trước khi rút lui.
Hành động trên dường như có liên quan đến giàn khoan mới Gunnlod của công ty Borr Drilling (Anh), được kéo đến khu vực vài ngày trước đó và được hai tàu tiếp tế xa bờ của Malaysia là Lewek Plover và JM Abadi hỗ trợ. Hình ảnh chụp từ vệ tinh ngày 18.11 cho thấy giàn khoan Gunnlod và JM Abadi hoạt động một cách suôn sẻ. Giàn khoan Gunnlod đang hoạt động ở lô SK410B, thăm dò khí đốt theo hợp đồng với công ty PTTEP của Thái Lan.
Đến ngày 19.11, tàu 5402 trở lại khu vực và tiếp cận giàn khoan Gunnlod trong phạm vi chỉ 3,7 km. Tàu hải quân Bunga Mas Lima vẫn tiếp tục hoạt động ở khu vực và hải quân Malaysia điều thêm tàu tuần tra KD Keris (tàu do Trung Quốc đóng). Tàu này và tàu hải cảnh 5402 gườm nhau trong nhiều ngày.
Đến ngày 25.11, giàn khoan vẫn hoạt động tại lô SK410B và tàu 5402 chưa trở lại. Những diễn tiến gần đây ở Biển Đông cho thấy Trung Quốc có thể làm leo thang cuộc đối đầu với Malaysia bằng cách điều thêm tàu, theo AMTI. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Trung Quốc và Malaysia.
Theo Reuters, từ giữa tháng 4, tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa chất 8 khảo sát tại gần nơi một tàu khoan của công ty dầu khí Malaysia Petronas hoạt động. Tàu khoan Malaysia West Capella rời khỏi vùng biển vào 12/5, tàu khảo sát Trung Quốc sau đó cũng rời vùng biển căng thẳng với Malaysia, theo dữ liệu hôm 15/5.
Hồi tháng 10, trong chuyến đi đến Malaysia và Đông Nam Á, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có cuộc gặp với người đồng cấp Malaysia Hishammuddin Hussein. Hai ngoại trưởng nhất trí rằng hòa bình và ổn định là ưu tiên hàng đầu trên Biển Đông.
Tàu chiến của Hải quân Hy Lạp bị tàu container tông gãy đôi ngoài khơi Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một tàu kéo đi trước và một cẩu giàn trên sà lan theo sau để ... |
Cận cảnh màn giải cứu tàu chở dầu thần tốc của đặc nhiệm hải quân Anh 16 thành viên của SBS đã đáp xuống con tàu đang bị một số đối tượng Nigeria trốn vé khống chế và đe dọa thuỷ ... |
Cảnh giác trước tàu khảo sát của Trung Quốc ở Biển Đông Giáo sư Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Luật pháp và Các Vấn đề biển (Đại học Philippines) ngày 21-10 nhận định: Những tàu khảo sát ... |