EU ủng hộ sớm hoàn tất COC ở Biển Đông
Asean hoan nghênh Mỹ đóng góp tích cực ở Biển Đông |
Vấn đề Biển Đông: Philippines dự đoán tác động của bầu cử Mỹ, tự tin sẽ đạt được COC vào năm sau |
Căng thẳng ở Biển Đông: Kịch bản và ứng phó |
Chuẩn Đô đốc Jurgen Ehle phát biểu trực tuyến từ Brussels (Bỉ). (Ảnh: Thu Trang) |
Ngày 16/11, trong khuôn khổ Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 với chủ đề “Duy trì hòa bình và hợp tác trong bối cảnh có nhiều biến động”, Chuẩn Đô đốc Jurgen Ehle đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng (keynote) dưới hình thức trực tuyến từ Brussels (Bỉ).
Ông Jurgen Ehle khẳng định EU rất quan tâm đến khu vực Biển Đông và muốn tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực này trên những lĩnh vực: an ninh hàng hải truyền thống và phi truyền thống; chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia; an ninh mạng; phòng chống phổ biến vũ khí sinh học cùng các loại phóng xạ, hạt nhân; chống cướp biển, buôn lậu và chống ô nhiễm biển; các hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển…
Theo ông Jurgen Ehle, EU ủng hộ sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông bảo đảm công bằng, hài hòa lợi ích cho tất cả các quốc gia. “EU là một tổ chức đa phương nên ủng hộ giải pháp đa phương trong các vấn đề quốc tế”, ông Jurgen Ehle nói.
Dẫn lại phát biểu của Cao uỷ phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh Liên minh châu Âu Federica Mogherini tại Hội nghị Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN-EU vào năm 2019, ông Jurgen Ehle tuyên bố: “EU không cho phép bất cứ quốc gia nào có những hành động đơn phương không theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS), đe dọa tới hòa bình và sự hợp tác phát triển ở Biển Đông”.
Ông nhấn mạnh quan hệ hợp tác chặt chẽ của EU và ASEAN thông qua những chương trình hành động thiết thực, diễn đàn, hội thảo để cùng học hỏi, nâng cao trình độ nhận thức về môi trường an ninh đa dạng trong một môi trường rộng lớn như Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.
Đô đốc Juergen Ehle, cố vấn quân sự của EU cũng nhấn mạnh sẽ mở khả năng chia sẻ công nghệ quốc phòng với Việt Nam.
Ông Ehle cho biết EU có các cuộc đối thoại chiến lược với các quốc gia cùng chí hướng trong châu Á và Việt Nam nằm trong số đó. Trong các cuộc đối thoại này, Việt Nam - EU có thể xác định các công nghệ có thể chia sẻ trong tương lai.
Đô đốc nhắc đến Thỏa thuận Hợp tác Cấu trúc Thường trực về Quốc phòng (PESCO) và việc EU vừa nhất trí rằng các quốc gia bên ngoài có thể tham gia vào PESCO nếu việc đó có lợi cho cả đôi bên. PESCO là cơ chế hợp tác quốc phòng của EU từng thực hiện các dự án như huấn luyện quân nhân EU, nâng cấp giám sát hàng hải hay khắc phục thảm họa. Ông nêu khả năng Việt Nam tham gia vào một trong những dự án PESCO trong tương lai.
Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề "Duy trì Hòa bình và Hợp tác trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động" lần thứ 12 diễn ra tại Hà Nội ngày 16 - 17/11. Hội thảo có 8 phiên tranh luận chính thu hút sự tham gia của hơn 300 đại biểu cùng hơn 400 đại biểu đăng ký tham dự trực tuyến trong và ngoài nước. Họ là các học giả từ các bên liên quan trực tiếp, chuyên gia, nhà nghiên cứu và các quan chức của các nước ASEAN, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Ấn Độ.
Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản ủng hộ đồng bào vùng lũ miền Trung 50 triệu đồng Sáng 2/11, tại trụ sở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thay mặt cho Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật ... |
Đòi thị uy ở Biển Đông, tàu sân bay Trung Quốc là "hổ giấy" hay "hổ thật"? Với giọng điệu hiếu chiến quen thuộc, tờ Hoàn Cầu thời báo lại vừa đăng bài viết về khả năng Trung Quốc điều động tàu ... |
ASEAN, Trung Quốc sẽ bàn việc sớm nối lại đàm phán COC Chiều 7.9, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế về Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53. Thứ trưởng Nguyễn ... |