Mỹ điều máy bay ném bom đến Biển Đông để thực hiện những cuộc tập trận "hiếm có"
Hà Linh 15/12/2020 15:21 | Quân sự - vũ khí
Ngày 14/12, Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của Mỹ cho biết, chiếc B-1B Lancer trên đến Biển Đông để tiến hành huấn luyện vũ khí dự phòng nhằm cải thiện khả năng phối hợp với các yếu tố chỉ huy và kiểm soát.
![]() |
Các oanh tạc cơ B-1 Lancer đồn trú ở căn cứ Andersen, Guam. Ảnh: USAF |
Động thái này được tiến hành trước khi B-1B Lancer tham gia huấn luyện phản ứng nhanh với chiếc F-22 Raptors của Liên đội tiêm kích số 94 (FS94) thuộc không đoàn tiêm kích số 1, đóng tại căn cứ liên hợp Langley-Eustis, bang Virginia.
Theo PACOM thì: “Nhiệm vụ này đã cho chúng tôi cơ hội phối hợp máy bay ném bom B-1B và một số đơn vị trong Không quân Mỹ, để kiểm tra tư thế báo động cũng như mức độ sẵn sàng của Căn cứ không quân Anderson đối với những mối đe dọa đối xứng và bất đối xứng”.
Chỉ huy phi vụ của nhóm chiến đấu cơ F-22 cho biết: “Nhiệm vụ lần này giúp chúng tôi phối hợp với oanh tạc cơ B-1 và một số lực lượng khác của không quân, nhằm kiểm tra năng lực cảnh báo và khả năng sẵn sàng của căn cứ Andersen trước các mối đe dọa”.
Cũng theo vị chỉ huy, trong hoạt động lần này, F-22 đã được xuất kích khẩn cấp để đánh chặn mối đe dọa trên không. Đại diện không quân Mỹ cho rằng đây là cuộc tập trận “hiếm có”.
Theo thông cáo từ không quân Mỹ, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific) đóng vai trò là mặt trận ưu tiên của Lầu Năm Góc. Qua cuộc tập trận, Washington cam kết với an ninh và ổn định ở khu vực, không ngừng huấn luyện nâng cao năng lực sẵn sàng chiến đấu của máy bay tiêm kích và oanh tạc cơ.
![]() |
![]() |
Truyền hình
Đáng chú ý
Sẽ tổ chức lễ hội Kanagawa tại thành phố Đà Nẵng vào tháng 11/2023

Bài viết mới
Nga triển khai khẩn cấp MiG-29 tới căn cứ không quân Tiyas

Tàu ngầm Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr từ dưới nước, đánh trúng mục tiêu ven biển

Chuyên đề

Giao lưu hữu nghị quốc tế năm 2023

Quan hệ Việt Nam-Australia từ góc nhìn đối ngoại nhân dân

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.