Mỹ bất ngờ huy động 3 tàu sân bay kiềm chế Trung Quốc?
Đợt phô trương sức mạnh lớn của hải quân nước này tại khu vực diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và cũng là dấu hiệu cho thấy sự trở lại của Hải quân Mỹ sau một thời gian các hoạt động quân sự bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Sự hội tụ bất thường của ba tàu chiến cùng với các tàu tuần dương, tàu khu trục, tiêm kích và máy bay diễn ra khi Washington không hài lòng với phản ứng của Bắc Kinh đối với đợt bùng phát dịch, động thái của Trung Quốc trong việc áp đặt kiểm soát mạnh mẽ hơn với Hong Kong và chiến dịch quân sự tại các đảo nhân tạo bồi lấp phi pháp trên Biển Đông.
“Có một số ám chỉ trong các bài viết của Trung Quốc rằng Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, sự chuẩn bị quân sự cũng kém nên có thể đây là một nỗ lực của Mỹ cảnh báo cho Trung Quốc rằng nước này không nên tính toán sai”, Bonnie Glaser, Giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế cho biết.
“Trung Quốc sẽ mô tả động thái này là sự khiêu khích đến từ phía Mỹ và là bằng chứng cho thấy Mỹ là nguồn cơn của sự bất ổn trong khu vực”, ông Glaser nói thêm.
Ảnh: Hải quân Mỹ. |
Mỹ và Trung Quốc đang có những bất đồng liên quan đến Covid-19 và một số vấn đề khác. Chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng cấm sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc có liên quan với quân đội hoặc các cơ quan an ninh của Trung Quốc tới Mỹ.
Sự xuất hiện của nhóm tàu sân bay tại khu vực là bất thường vì giới hạn về số lượng các tàu này. Thực tế là các tàu thường có lịch bảo dưỡng, thăm cảng, huấn luyện hoặc được triển khai đến các nơi khác trên thế giới. Tuy nhiên trong tuần này, các chỉ huy hải quân Mỹ cho biết họ có thể tận dụng thời gian, đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh quyền lực với Trung Quốc này để điều động tàu.
Chiến lược Quốc phòng của Mỹ coi Trung Quốc là mối quan tâm an ninh hàng đầu và lãnh đạo Lầu Năm Góc vừa làm việc để điều động thêm nguồn lực cũng như tài sản quân sự tới khu vực để chống lại Trung Quốc khi Bắc Kinh được cho là đang gia tăng tầm ảnh hưởng kinh tế và quân sự tại đây.
“Khả năng hiện diện một cách mạnh mẽ là một phần của cuộc tranh giành. Và như tôi vẫn thường nói với các binh sĩ tại đây rằng bạn có mặt để giành chiến thắng khi bạn trong cuộc cạnh tranh”, Chuẩn đô đốc Stephen Koehler, chỉ huy hoạt động tác chiến, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói.
Các nhóm tàu sân bay và tàu chiến cỡ lớn thường là biểu tượng phi thường cho sức mạnh hải quân Mỹ. Tôi khá phấn khích khi chúng tôi có ba con tàu ở đây vào”, ông Koehler cho biết thêm.
Ông Koehler cho biết Trung Quốc đang dần quân sự hóa các đồn trú trên Biển Đông một cách có hệ thống, triển khai hệ thống tên lửa và radar trên các đảo nhân tạo bồi lấp phi pháp.
Mỹ, đồng minh và đối tác trong khu vực đã tăng cường hoạt động gần các đảo nhân tạo để cố gắng làm giảm sự phát triển của Trung Quốc. 3 nhóm tác chiến tàu sân bay trên sẽ không hoạt động liên tục ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong thời gian dài, “nhưng đó là điều mà chúng tôi có thể làm khi muốn”.
Lần gần nhất 3 tàu sân bay Mỹ hoạt động cùng lúc ở Thái Bình Dương diễn ra vào năm 2017, khi Tổng thống Donald Trump công du Trung Quốc để thảo luận về chương trình hạt nhân Triều Tiên.
Thiếu tá quân đội Trung Quốc bị bắt tại Mỹ đối mặt án 10 năm tù Hồ sơ vụ việc được trình lên Tòa án quận Bắc California cho biết một nhà nghiên cứu khoa học và sĩ quan trong Quân ... |
Cảnh sát Mỹ nhảy breakdance cực đỉnh 'đáp lễ' người biểu tình Video dài hơn 2 phút việc cảnh sát Mỹ hào hứng nhảy breakdance giao lưu với người người dân trong một cuộc biểu tình ôn ... |
Tướng Mỹ tố Trung Quốc thúc đẩy yêu sách lãnh thổ dưới vỏ bọc Covid-19 Trung Quốc dùng Covid-19 che đậy việc thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ trên Biển Đông, Reuters dẫn lời chỉ huy lực lượng Mỹ ... |