Tướng Mỹ tố Trung Quốc thúc đẩy yêu sách lãnh thổ dưới vỏ bọc Covid-19
Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ngày 27/3. Ảnh: CSIS. |
Tần suất hoạt động hàng hải bao gồm tàu hải quân, tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển và tàu cá của hải quân Trung Quốc tăng đột biến nhằm ám chỉ với các nước khác về yêu sách trên khu vực này, theo Trung tướng Schneider.
“Trong khoảng thời gian Covid bùng phát, chúng tôi nhận thấy tần suất hoạt động của hải quân Trung Quốc tăng đột biến”, ông Schneider nói với Reuters. Ông cũng cho rằng Bắc Kinh đã gia tăng hoạt động trên vùng biển Hoa Đông, khu vực tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản
Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng hoạt động như trên. "Tôi không thấy các quãng nghỉ, tôi chỉ thấy trạng thái không thay đổi", Schneider nói với hãng tin trên.
Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố các hoạt động hàng hải của nước này trong khu vực là ôn hòa . Văn phòng báo chí của Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo, Nhật Bản hiện chưa đưa ra bình luận về thông tin này.
Nhật Bản là nơi tập trung đông đảo nhất các lực lượng của Mỹ tại Châu Á trong đó có một đội tàu sân bay gồm một nhóm tác chiến tàu sân bay, một lực lượng viễn chinh đổ bộ và các đội máy bay tiêm kích. Bên cạnh việc bảo vệ đồng minh Nhật Bản, các lực lượng này có nhiệm vụ ngăn chặn Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trong khu vực, trong đó có Biển Đông.
Trước đó ngày 3/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thông báo trên Twitter rằng Mỹ đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc để phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo đó, trong công hàm Mỹ phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông vốn được nêu trong Công hàm ngày 12-12-2019 của Trung Quốc liên quan đến việc Malaysia mở rộng thềm lục địa. Khẳng định yêu sách của Trung Quốc “không phù hợp với luật pháp quốc tế”, công hàm của Mỹ kêu gọi các nước thành viên “đoàn kết tuân thủ luật pháp quốc tế và tự do trên biển”.
Đại sứ - Trưởng phái đoàn đại diện Trung Quốc tại ASEAN Đặng Tích Quân gọi các cáo buộc của Mỹ trong công hàm gởi lên Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 1-6 là "vô căn cứ" và nhấn mạnh rằng "những căng thẳng, hỗn loạn hiện nay chắc chắn không phải ở Biển Đông" - ám chỉ các cuộc biểu tình ở Mỹ.
Theo đại sứ Trung Quốc, Mỹ không phải là một bên liên quan đến vấn đề Biển Đông và cũng không phải là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982.
Trong bối cảnh tình hình phức tạp của COvid-19 trên thế giới và trong khu vực, Trung Quốc gần đây thực hiện một loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông. Bắc Kinh điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám sát tàu khoan của Malaysia. Tàu Trung Quốc cũng đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Quân đội Mỹ trả lời khi Trung Quốc có động thái không chuẩn mực ở Biển Đông Quân đội Mỹ đã đưa ra lời cảnh cáo đặc biệt đanh thép đối với Bắc Kinh sau khi một máy bay trinh thám của ... |
Chính Hiệp Trung Quốc coi trọng quan hệ với MTTQ Việt Nam Nhận lời mời của Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc (gọi tắt là Chính Hiệp), đoàn đại ... |
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc thông báo diễn tập quân sự ngoài cửa vịnh Bắc Bộ Mọi hoạt động của nước ngoài trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam cần phải được thực hiện phù ... |