Mỹ bán vũ khí cho đối tác và đồng minh, thu về số tiền kỷ lục 175 tỷ USD
Video: Cận cảnh sức mạnh khủng khiếp của vũ khí hạt nhân Mỹ |
Sự thật 'ngỡ ngàng' về hiệu suất của máy bay chiến đấu Mỹ, cảnh báo nguy cơ trở thành "lực lượng rỗng" |
Ngày 4/12, Lầu Năm Góc cho biết Chính phủ Mỹ đã phê duyệt các thương vụ bán vũ khí cho các quốc gia khác trị giá hơn 175 tỷ USD trong năm tài chính 2020 (từ 1/10/2019 đến 30/9/2020), tăng 5 tỷ USD so với hồi năm ngoái.
Đội bay F-35 của hải quân Mỹ luyện tập hoạt động trên tàu sâu bay. Ảnh: Hải quân Mỹ |
Con số này bao gồm khoảng gần 51 tỷ USD doanh thu bán hàng quân sự cho nước ngoài, chiếm phần lớn trong các hợp đồng mua bán vũ khí lớn giữa Mỹ với các đồng minh và đối tác, và hơn 124 tỷ USD từ doanh thu thương mại trực tiếp.
Theo Giám đốc Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Heidi Grant, mặc dù doanh số bán hàng quân sự cho nước ngoài của Mỹ đã giảm 8% trong năm tài chính 2020 so với một năm trước đó, song doanh số bán hàng trung bình trong ba năm của nước này đã tăng từ mức 51 tỷ USD của các năm tài chính 2017-2019 lên mức 54 tỷ USD của các năm tài chính 2018- 2020.
Trong khi đó, doanh thu thương mại trực tiếp tăng gần 10 tỷ USD so với năm tài chính trước.
Theo Reuters, các thương vụ máy bay chiến đấu và tên lửa dẫn đường được Mỹ ký kết nhiều hơn với đồng minh trong năm nay. Nhiều nước muốn tiếp cận với công nghệ mới nhất từ các công ty quốc phòng Mỹ, điển hình là Lockheed Martin và Raytheon.
Nhật Bản nổi bật trong danh sách "bạn hàng" lớn của Mỹ ở năm tài khóa 2020 khi đặt mua 63 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 thế hệ thứ năm từ Lockheed Martin. Giá trị thương vụ lên đến 23 tỷ USD.
Một nước có thể mua vũ khí Mỹ theo hai cách: mua trực tiếp qua đàm phán với một tập đoàn quốc phòng Mỹ (DCS), hoặc mua trung gian thông qua quan chức quốc phòng ở đại sứ quán Mỹ đặt tại nước đó (FMS). Cả hai cách này đều cần sự phê duyệt của chính phủ Mỹ.
Trong 4 năm nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, trung bình mỗi năm Mỹ thu được 57,5 tỷ USD nhờ bán vũ khí ra nước ngoài diện FMS. Con số này trong 8 năm nhiệm kỳ của Tổng thống Obama là 53,9 tỷ USD/năm, theo ước lượng của chuyên gia Bill Hartung thuộc Trung tâm Chính sách Quốc tế.
Trong bốn năm qua, chính quyền Tổng thống Trump luôn nỗ lực thúc đẩy các giao dịch vũ khí lớn, bất chấp sự phản đối của Quốc hội. Tuy nhiên, chính sách trên có thể bị đảo ngược sau khi ứng cử viên Tổng thống Mỹ là ông Joe Biden, người được truyền thông Mỹ tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 2020, chính thức nhậm chức.
Video: Máy bay gặp sự cố phải hạ cánh trên đường cao tốc |
Hải quân Mỹ muốn lập hạm đội riêng phụ trách Ấn Độ Dương, quyết tâm hồi sinh sức mạnh ở châu Á |