Mường Nhé (Điện Biên): hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đi vào nề nếp, bình đẳng, đúng pháp luật
Mường Nhé (Điện Biên): Dân giàu từ những cánh rừng |
Điện Biên: Na Ư hồi sinh sau “cơn lốc” ma túy |
Mường Nhé - Cực Tây tổ quốc đang thay đổi từng ngày. |
Nhiều điểm, nhóm tôn giáo được cấp phép hoạt động
Chính thức được cấp phép hoạt động từ 06/03/2020, nhóm đạo Tin lành Việt Nam miền Bắc tại bản Huổi Lúm, xã Nậm Vì, Mường Nhé, Điện Biên có 12 hộ, gần 40 nhân khẩu tham gia. Anh Mùa A Phứ - trưởng nhóm cho biết: sau khi được cấp phép hoạt động, bà con nơi đây rất vui mừng phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; không nghe theo những tuyên truyền xấu của các thế lực thù địch; các tín đồ đều sống theo tinh thần “tốt đời, đẹp đạo”.
Nằm ở cực Tây của tổ quốc – Mường Nhé (Điện Biên) là huyện có đường biên giới giáp Trung Quốc và Lào; trình độ nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế. Nếu những năm trước Mường Nhé được biết đến bởi tình trạng di cư tự do; hoạt động tuyên truyền đạo trái pháp luật thì nay, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã đi vào nề nếp, hoạt động bình đẳng và chấp hành đúng pháp luật.
Đăng ký và được cấp phép hoạt động từ năm 2016, nhóm đạo Tin lành miền Bắc tại bản Xi Ma 2, xã Chung Chải có hơn 30 hộ là đồng bào dân tộc H’Mông tham gia. Mục sư Giàng Hồng Sinh - người truyền giáo kiêm trưởng nhóm đạo, phụ trách nhóm đạo tại đây cho biết: Trong quá trình hoạt động, các giáo dân, tín đồ trong nhóm đều được chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi tham gia các buổi cầu nguyện, giảng đạo ngày Chủ nhật và các hoạt động tín ngưỡng khác của nhóm trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Buổi sinh hoạt vào chủ nhật hàng tuần của nhóm đạo Tin lành miền Bắc tại bản Xi Ma 2, xã Chung Chải. |
Theo ông Vùi Văn Nguyện, Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé cho biết: Hiện trên địa bàn huyện có 9/11 xã, với 70 bản có người theo tôn giáo; hoạt động ở 88 điểm nhóm, với 3464 hộ, 20491 tín đồ. Riêng đạo Tin lành có 86 điểm nhóm, với 20.235 tín đồ gồm các hệ phái: Hội thánh Tin lành miền Bắc, Hội thánh Liên Hữu cơ đốc, Hội thánh Liên đoàn truyền giáo phúc âm (Lê Minh Đức), Hội thánh truyền giảng phúc âm, Tin lành Giám lý liên hiệp Việt Nam, Giáo Hội Báp tít Việt Nam và Âm phúc đời đời.
Cũng theo ông Vùi Văn Nguyện: Thực hiện Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính Phủ, các bước đăng ký hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện chặt chẽ, dân chủ, tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng, đáp ứng được nhu cầu chính đáng của bà con tôn giáo. Tính đến ngày 31/8/2020, trên địa bàn huyện đã có 70 điểm, nhóm tôn giáo được cấp đăng ký hoạt động. Các điểm, nhóm đạo sau khi đăng ký hoạt động đều hướng dẫn người dân có đạo sống “Tốt đời, đẹp đạo, kính chúa, yêu nước, bảo vệ hòa bình, thực hiện bác ái, tự do bình đẳng và lao động theo quy định của pháp luật”. Kiên quyết không nghe kẻ xấu truyền bá tư tưởng, giáo lý sai trái không đúng với Kinh thánh và vi phạm pháp luật của Nhà nước.
Xử lý nghiêm hoạt động tà đạo
Theo ông Trần Quyết Thắng, Trưởng phòng Nội vụ huyện Mường Nhé cho biết: Ngoài những điểm nhóm đạo được cấp phép hoạt động, hiện trên địa bàn huyện Mường Nhé đã và đang tồn tại các đối tượng tham gia hoạt động của các tà đạo, bao gồm: "Đức chúa trời yêu thương chúng ta" hay còn gọi là "Bà cô Dợ" và tà đạo "Giê Sùa". Lợi dụng đời sống của bà con người Mông còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, địa bàn sinh sống không tập trung... các đối tượng xấu ở nước ngoài đã đẩy mạnh việc tuyên truyền tà đạo "Giê sùa" và "Bà cô Dợ"- hình thức biến tướng của Tin lành với bản chất là mê tín dị đoan, hoang đường, xuyên tạc Kinh thánh, lợi dụng vấn đề tôn giáo để tuyên truyền, lôi kéo người tham gia hoạt động lập "Nhà nước Mông".
Hình thức tuyên truyền là triệt để lợi dụng mạng internet và mạng xã hội. Các hoạt động chính của tà đạo này là lén lút lôi kéo người dân tham gia sinh hoạt cùng và tuyên truyền những nội dung trái pháp luật, những điều không có thực trong đời sống xã hội và cả những nội dung mang tính chất phản đối, chống phá chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
Công an huyện Mường Nhé tăng cường trao đổi, nắm bắt thông tin với các nhóm đạo. |
Theo Thiếu tá Vũ Văn Hưng, Trưởng Công an huyện Mường Nhé cho biết: Trước tình hình trên, huyện Mường Nhé đã triển khai các biện pháp để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hoạt động của các hội, nhóm tuyên truyền tà đạo Giê Sùa và Bà cô Dợ. Đồng thời tuyên truyền, cảnh báo đến người dân nhằm đề phòng bị lôi kéo vào các hội, nhóm hoạt động tà đạo. Cùng với đó là triển khai các biện pháp nghiệp vụ của các lực lượng chức năng trong ngăn chặn hoạt động của các đối tượng tham gia loại tà đạo này.
“Thông qua các hoạt động đấu tranh, tuyên truyền, ngăn chặn của ngành chức năng huyện Mường Nhé đã vận động được 14 hộ với 112 người từ bỏ 2 tà đạo “Giê Sùa” và “Bà cô Dợ”. Tuy nhiên, 2 tà đạo “Giê Sùa” và “Bà cô Dợ” này vẫn đang bị các phần tử xấu tuyên truyền, nguy cơ tiềm ẩn mất trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, trong thời gian tới đòi hỏi ngành chức năng trên địa bàn cần tiếp tục có những giải pháp hữu hiệu hơn”,Thiếu tá Vũ Văn Hưng nói.
Theo Đại tá Tráng A Tủa, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên cho biết: Tính đến ngày 30/8/2020, trên địa bàn tỉnh có 12.734 hộ với 72.879 người theo đạo Tin lành, Công giáo, Phật giáo (chiếm 11,8% dân số của toàn tỉnh), gồm 5 dân tộc (Mông, Dao, Thái, Sán Chỉ, Kinh), sinh hoạt ở 412 điểm nhóm tại 636 thôn bản, 112 xã, phường, thị trấn, thị xã, thành phố. Trong số này, thực hiện theo tinh thần Chỉ thị 01 của Chính phủ và quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, UBND tỉnh đã chấp thuận cho thành lập 01 Ban Trị sự Phật giáo cấp tỉnh, 01 giáo xứ Điện Biên với 03 giáo họ trực thuộc; cấp phép hoạt cho 289/412 điểm nhóm Phật giáo; cấp phép hoạt động cho 30% điểm, nhóm đạo Tin lành, số còn lại đang trong quá trình đăng ký cấp phép. |
Biên phòng Điện Biên đẩy mạnh hợp tác với biên phòng Giang Thành, Trung Quốc |
Giúp phụ nữ xã biên giới Mường Chanh nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống |