Mùa ong ruồi ở đại ngàn xanh
Gia Lai: Làm pháo tự chế bằng bột diêm, nam sinh bị thương nặng |
Gia Lai: Tò mò xem cưa đầu đạn, 3 người thương vong |
Ong ruồi làm tổ |
Mùa ong ruồi trong rừng sâu
Không phải nuôi, không cần vốn liếng, chỉ con dao phay vài sợi dây rừng, ống quẹt ga và vài điếu thuốc cùng với vài giờ len lỏi trong rừng có thể kiếm được hàng chục triệu đồng mỗi tháng nhờ nghề nghề “săn” mật ong ruồi.
Mùa này đang là mùa mật ong ruồi ở Gia Lai và Kon Tum. Những người săn ong bắt đầu đi tìm ong ruồi từ tháng 3 đến tháng 5 dương lịch. Ong ruồi không dữ như những ong rừng khác, quá trình cắt lấy tổ ong cũng không quá nguy hiểm như những loài ong khác. Nhưng để tìm được tổ ong ruồi lại không phải điều dễ.
Bắt ong ruồi là một công việc khó khăn |
Ksor But, mới 25 tuổi nhưng đã có thâm niên gần 10 năm rong ruổi săn ong ruồi. Nhà But trong một nông trại ở Ia Khươl (Chư Păh, Gia Lai) giáp với Kon Tum và vùng rừng Đắk Đoa, đây là vùng nhiều ong ruồi. But bảo săn ong ruồi khổ nhất là quá trình tìm được chúng. Người săn phải leo rừng, lội suối, chui vào bụi rậm mới có thể tìm được tổ của chúng.
But bảo thời điểm này là lúc ong tìm về đóng tổ trên khắp các cánh rừng ở miền Tây Nguyên. Tuy nhiên, để tìm được một tổ ong rừng cũng không phải đơn giản, nhiều toán thợ săn đã phải luồn rừng ngày này qua ngày khác. But cho hay: “Săn mật ong ruồi chỉ có vào mùa xuân đến cuối tháng 5 hàng năm. Lúc này các loại cây đều ra hoa, có thức ăn ong mới về hút mật xây tổ. Còn mùa thu với mùa đông thì trời chuyển lạnh, ong ruồi hạn chế hoạt động và thường chết nhiều”.
Với But, và với cánh săn ong của làng này thì chỉ cần nhìn vào tổ ong là họ có thể biết được tổ nào nhiều hay ít mật. Tổ đóng ở những cây gỗ càng cứng thì mật càng đẹp và chất lượng.
Sau một ngày đi rừng, nhiều người có thể mang về vài tổ ong ruồi |
Sáng sớm, tôi theo But và hai người khác trong làng đi vào rừng săn ong. Đồ nghề của But chỉ đơng giản là cây đuốc có quấn lá bo phía ngoài, vài sợi dây thừng để leo cây. Chỉ vậy thôi. But bảo phải mang lửa và cây đuốc để đuổi ong. Khói của lá cây bo sẽ làm cho ong bị cay mắt và bay tản ra nên dễ lấy ong hơn.
Đi vào trong những cánh rừng, những người đàn ông của làng như But, như Rơ Châm Tan và Rơ Châm Đích như con sóc, con chim đu trên các ngọn cây để lấy mật. Để có được thứ đặc sản mà mọi người ưa chuộng, những người thợ lấy mật ong phải dày công mới lấy được. Thoáng thấy lào xào trong gió, ánh mắt của but và những người đồng hành ráng lên thấy rõ. Giữa trưa, But chạy nhanh đến khe nước nhỏ ngay vách núi, đàn ong ruồi xuống lấy nước cất cánh vù vù rồi bay về phía núi xa, But theo hướng ong bay tìm ra tổ của chúng.
But bảo người săn mật muốn tìm thấy tổ ong phải có kinh nghiệm tìm con ong thợ, nhìn hướng bay và đi theo về tổ. Và But vừa phát hiện một tổ ong nên nhanh chóng đi theo. “Thợ săn phải dày công lùng sục, tìm chỗ ong lấy mật, hút nước, đón hướng ong bay tới đâu. Trong tiếng gió đã có thể ngửi thấy mùi mật, nhìn theo hướng ong bay là có thể đoán định được tổ ong nằm ở đâu”, but bật mí.
But và những người đồng hành băng qua một con suối nhỏ, leo lên quả đồi thấp. Ở lưng chừng, but chỉ cho tôi thấy một tổ ong ruồi nằm ẩn sâu bên trong một tán xoài rất lớn, những phần việc của một tay săn ong lại bắt đầu. Vẻ mặt hân hoan, but thoăn thoắt leo lên cây, vươn ra cành có tổ ong. Nghe động, cả ngàn con ong bắt đầu vo ve bay vù vù kín cả một lùm cây to. But vẫn tỉnh như… ruồi, ung dung và chỉ một loáng, tổ ong đã nằm gọn trong tay but, mặc cho đàn ong phủ kín cả thân người, but xuống đất mà không một vết ong chích hồ hởi nói: “Bốn ngày rồi mới có được tổ ong này, lần này về vợ đã có tiền chợ rồi. Tìm ong ngày càng khó, buổi sáng thì cứ phán đoán rồi đi bừa, đi mãi vào trong rừng sâu núi thẳm tìm trên những tán cây, trưa thì tìm những khe nước đọng ở vách núi để tìm ong lấy nước rồi theo đó mà tìm ra tổ của chúng. Nếu vẫn không tìm thấy thì chờ đến khi mặt trời nghiêng bóng buổi chiều để dõi mắt ngược với ánh mặt trời thì sẽ tìm thấy tổ ong. Đó là những mánh tìm mồi của những thợ săn ong rừng”.
Rất nhiều người thích mật ong ruồi vì độ sánh của mật cao |
Ong ruồi cùng họ với ong mật, nhưng thân nhỏ, tổ ít con, nọc ít độc, mật rất thơm. Chúng thường làm tổ ở những nơi kín đáo trong hang hốc, bọng cây, lùm bụi thấp hoặc bên suối nước. Tuy nhiên cũng có những đàn ong xây tổ trên cây cao hàng chục mét. Trên một nhánh cây cổ thụ, người lấy mật ong như những con kiến. Để loài ong chịu rời tổ người thợ phải dùng khói hun để xua đuổi. Sau khi đảm bảo đàn ong đã bay đi hết, người thợ khéo léo cắt cành ong là được.
Mật của rừng
Tìm tổ ong ruồi thì khó khăn, nhưng để lấy “chiến lợi phẩm” lại rất nhẹ nhàng bởi ong ruồi rất hiền, ít khi cắn người mà có cắn thì cũng không đau. Phát hiện ra tổ, chỉ cần dùng cái dao bén chặt cành cây có tổ ong, gạt hết ong bám bên ngoài rồi cầm đi là được. Nếu ong ruồi có bay đuổi theo thì chỉ cần bẻ cành lá đập xua đuổi nhẹ nhàng là ong tản ra hết.
Cũng theo But, làm nghề gì cũng phải có sự đam mê và lương tâm. Khi lấy tổ thì không nên tận diệt, tức là đừng bắt hết con ong, chỉ thổi khói cho ong bay rồi cắt lấy ổ. Ðặc biệt là phải cẩn thận không để tàn lửa rơi vãi trong rừng gây hoả hoạn. Săn mật ong ruồi vừa có thu nhập để cải thiện cuộc sống, vừa không để lãng phí nguồn đặc sản quý hiếm của địa phương, nhưng khai thác thế nào để vừa có lợi cho mình, vừa bảo vệ được một giống loài hữu ích là điều cần được quan tâm đúng mức. But tâm đắc điều đó và luôn dặn mọi người như thế.
Một ngày, thợ săn ong ruồi có thể bắt được vài tổ ong |
Thành quả sau hơn 4 giờ đồng hồ của but và những người đồng hành là gần chục tổ ong ruồi khá lớn. But bảo, đến mùa lấy mật, một người có thể thu được 500 nghìn đến 1 triệu đồng cho một chuyến đi kéo dài 1 - 2 ngày. Thế nhưng không phải ai cũng có thể kiếm được số tiền ấy dễ dàng. Trước đây ong ruồi có nhiều nên nghề săn mật ong ruồi này cũng kiếm ra tiền. Nhưng thời gian gần đây người ta phá rừng làm rẫy, máy móc vào rừng nhiều gây tiếng động nên ong cũng “bỏ xứ” đi hết. Dù có người đặt hàng hỏi mua mật ong ruồi với giá cao mà đi tìm khắp cũng không có đủ để giao cho họ. “Mấy năm trước, đến mùa này thì ong ruồi nhiều lắm, mỗi ngày mình cũng lấy được vài tổ. Bây giờ tìm đỏ mắt cũng chỉ được vài tổ lèo tèo thôi!”, But buồn buồn chia sẻ.
Mang gần chục tổ ong về làng, dọc đường đi but và những người bạn đã bán được hết số tổ ong này. Bởi khi thấy ong nguyên tổ được đưa về, rất nhiều người đã dừng lại hỏi mua ngay tại chỗ. But mừng lắm. but bảo Hiện nay, mỗi lít mật ong ruồi nguyên chất được bán với giá 1,6 triệu đồng. Trước kia mật ong ruồi nhiều thì người ta vắt mật luôn ngay tại rừng. Nay mật ong ruồi càng ngày càng ít đi, tình trạng làm mật giả tràn lan nên người ta phải để nguyên tổ mang về thì người mua mới tin.
Một tổ ong ruồi có giá khoảng 100 ngàn đồng |
Tổ ong ruồi nhỏ có đường kính cỡ gang tay người lớn, giá bán khoảng 100.000 đồng, còn tổ lớn đường kính đến 2-3 gang tay được bán với giá từ 200 - 300.000 đồng. Tổ ong ruồi thường có hình tròn, dẹp. Mỗi tổ chứa chừng 50 – 100m1 mật màu vàng óng. Mật ong ruồi khai thác ngoài thiên nhiên rất thơm ngon và giá trị dinh dưỡng vượt trội so với ong rừng hoặc ong nuôi trong thùng. Chính vì vậy mà giá cao gấp đôi ong rừng và gấp 3 – 4 lần ong nuôi.
Cả một vùng rừng núi rộng lớn không có những loại cây do người trồng cho nhiều hương, mật như các loại hoa, mía… nên mật ong vẫn được tích tụ từ những loại hoa rừng dại còn sót lại trên vùng đất khô khốc, cằn cỗi. Thế nhưng vì số lượng ong ruồi ngày càng khan hiếm nên thợ săn ong ngày càng khó sống với nghề.
Mật ong ruồi được thương lái thu mua |
Hiện nay, do giá mật ong ruồi cao nên rất nhiều người đi “săn”, mật ngày càng khan hiếm. Không chỉ mua mật, có người còn mua nguyên ổ, có người còn yêu cầu bắt cả con. Do tổ ong ruồi khá nhỏ nên khoảng 5 tổ mới vắt được 1 lít mật. Tuy nhiên chất lượng mật của ong ruồi lại tốt gấp nhiều lần so với ong mật. Có điều, nghề săn ong bây giờ không nuôi sống được nhiều người như trước.
Đầu bếp Mỹ gốc Việt nổi danh với nghề tay trái "Rèn dao" Chính nhờ nghề tay trái là rèn dao đã mang tên tuổi của Pham ra khắp thế giới. Những con dao thể hiện sự khéo ... |
Nghề "hai sọt" ở vùng biên Đó là những “công ty hai sọt”, những chiếc xe máy chuyên cung cấp hàng cho các vùng sâu vùng xa, những vùng đồng bào ... |
Long đong nghề "nặng mùi nhất" trong các nghề ở nơi cửa biển miền Trung Bên ven biển Cửa Việt, huyện Gio Linh (Quảng Trị) có một nghề hết sức đặc biệt. Không nguy hiểm, không độc hại, không nặng nhọc, ... |