Mối quan hệ giữa bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và việc bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người
Kỹ năng đấu tranh, phản bác các thông tin xấu, độc và thông tin giả trên không gian mạng Làm nhục người khác trên mạng xã hội là hành vi xâm phạm đến quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người. Vì vậy, việc làm nhục người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý hành chính. |
Kẻ gian mạo danh cơ quan thực thi pháp luật trên mạng xã hội để chiếm đoạt tài sản Với sự phát triển của công nghệ thông tin, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản giờ đây không chỉ thông qua các hành vi vay, mượn tiền, tài sản đơn thuần mà đã biến tướng dưới nhiều dạng hành vi khác phức tạp và tinh vi hơn, đặc biệt là thông qua mạng xã hội. Đặc biệt trắng trợn, qua mạng xã hội, kẻ gian còn mạo danh cơ quan thực thi pháp luật để lừa con mồi “vào tròng”. |
Tuy nhiên, việc này đang là chủ đề có nhiều quan điểm khác biệt. Internet và các mạng viễn thông là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ cho phép kết nối không giới hạn. Vào giữa thế kỷ XX, các học giả như Herbert McLuhan đã xem công nghệ và sự kết nối thông qua các phương tiện truyền thông là một phương tiện để tạo ra “ngôi làng toàn cầu”.
Một số học giả còn tin rằng công nghệ sẽ thúc đẩy một sự tiến hóa trong tâm thức con người; công nghệ sẽ giúp thay thế thời đại công nghiệp; thúc đẩy khả năng cạnh tranh. Do đó càng nhiều thông tin được chia sẻ, xã hội càng tự do, càng có nhiều tiềm năng hợp tác, hợp tác hoàn hảo gặt hái kết quả tương tự như cạnh tranh hoàn hảo và không có người thua cuộc.
Theo đó, nhiều học giả cho rằng chính phủ và các tập đoàn không nên kiểm soát sự phát triển của công nghệ, thông tin. Người ta tin rằng bất cứ ai kiểm soát hệ thống thông tin hoặc truyền thông cũng kiểm soát tin nhắn, điều đó là vi phạm các quyền tự do cơ bản của con người đã được ghi nhận trong hệ thống luật nhân quyền quốc tế. Điều 19 Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế khẳng định: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm; quyền này bao gồm việc bảo lưu ý kiến không phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nào, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận, truyền bá thông tin và quan điểm thông qua bất cứ phương tiện đại chúng nào không giới hạn về biên giới”.
Vậy nếu nhà nước can thiệp vào các tên miền trên không gian mạng và kiểm soát các luồng thông tin được lan truyền trên không gian mạng cũng như sử dụng các bức tường lửa hay các phương tiện kỹ thuật khác nhằm hạn chế việc người dân truy cập, tìm kiếm, lan truyền thông tin, là đi ngược lại với tinh thần của Điều 19 Tuyên ngôn Nhân quyền toàn cầu.
Cán bộ Phòng Bảo vệ chính trị (Công an tỉnh) và cán bộ Trung tâm CNTT tỉnh Sơn La kiểm tra an ninh mạng tại các cổng thông tin điện tử. Ảnh minh họa. |
Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là nguyên tắc đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, theo đó các chính phủ có quyền kiểm soát đối với các hoạt động trên không gian mạng. Điều này xuất phát từ những lý do cơ bản như sau:
Một là, chúng ta phải kiểm soát không gian mạng để nó có thể tồn tại và hoạt động theo các chức năng của mình. Bởi các không gian mạng luôn có một cấu trúc vật lý được đặt trên mặt đất gắn liền với những địa danh cụ thể, nếu không có cấu trúc vật lý này chúng ta không có quyền truy cập thông tin trên không gian ảo. Các cấu trúc vật lý này luôn đòi hỏi phải có người giám sát và vận hành để nó hoạt động và phát triển, người ta phải gắn tên miền và địa chỉ cho các đường truyền trên không gian mạng.
Hai là, các quốc gia phải có các biện pháp quản lý nhà nước về an ninh mạng vì các hoạt động trên không gian mạng luôn gắn với chủ quyền của các chủ thể cụ thể được xác lập thông qua các mối quan hệ tài chính được bảo vệ bởi hệ thống pháp luật của các quốc gia. Do đó, nếu các quốc gia không thiết lập chủ quyền quốc gia trên không gian mạng thì các quan hệ tài chính đó rất khó được vận hành hoặc sẽ là rất nguy hiểm nếu nó vận hành mà không có sự điều tiết, quản lý bởi hệ thống pháp luật. Thực tế là, các hoạt động kinh doanh đều dựa trên nền tảng của pháp luật.
Ba là, các hoạt động trên không gian ảo nhưng lại có tác động mạnh mẽ đến thế giới thực. Chúng ta vẫn tin rằng internet và các mạng truyền thông ra đời như một phương tiện hợp tác để cải thiện cuộc sống của con người, do đó chúng ta có thể không quan tâm đến việc lạm dụng mạng. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều sử dụng internet cho những mục tiêu tốt đẹp. Có những người coi internet là phương tiện để khai thác những mối lợi từ các cá nhân khác thông qua việc tạo ra sự hỗn loạn, giành lợi thế so với đối thủ cạnh tranh hoặc phổ biến thông điệp gây thù hằn sắc tộc, tôn giáo, khuyến khích chiến tranh, khủng bố. Do đó, cũng giống như trong thế giới thực, nhà nước cần phải thực hiện các hoạt động để kiểm soát và điều chỉnh hành vi của các nhóm chủ thể. Hầu hết các quốc gia đã có quy định pháp luật nhằm ngăn chặn các dòng thông tin xấu có thể làm ảnh hưởng đến sự an toàn đối với cuộc sống của công dân nước mình như việc ngăn chặn các dòng thông tin về khiêu dâm, về khủng bố, kỳ thị chủng tộc, tôn giáo… Chính những dòng thông tin độc hại này đang làm sói mòn đạo đức, gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sự an toàn của con người, nên các quốc gia có nghĩa vụ hợp pháp là kiểm soát đối với những gì đang được lan truyền, đang diễn ra thông qua không gian ảo.
Bốn là, những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. Hiện nay, nhiều quốc gia khai thác không gian mạng như một phương tiện nhằm đạt được lợi thế chiến lược và quân sự so với các quốc gia khác. Do đó, các quốc gia phải kiểm soát hoạt động này như một vấn đề an ninh quốc tế.
Vì khả năng gây hại trong không gian ảo là có thật và vẫn đang tiếp tục gây ra những tác hại nghiêm trọng do đó các quốc gia không thể bỏ qua việc kiểm soát các hoạt động và luồng thông tin được lan truyền trên không gian mạng. Chính vì thế cần phải khẳng định mạnh mẽ, việc các chính phủ trong đó có Chính phủ Việt Nam triển khai các hoạt động bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về an ninh mạng không đi ngược lại tinh thần bảo vệ các quyền cơ bản của con người đã được nghi nhận trong hệ thống luật nhân quyền quốc tế, trong Hiến pháp, pháp luật quốc gia. Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua thể hiện nỗ lực của Đảng và Nhà nước trong việc tạo ra công cụ pháp lý nhằm bảo đảm cho mọi cá nhân và tổ chức được bảo vệ quyền truy cập, sử dụng mạng cho mục đích cá nhân của mình mà không bị làm hại hay gây hại cho chủ thể khác.
Không gian mạng và nhân quyền trên không gian mạng được hiểu như thế nào? Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, liên tục của các dịch vụ mạng đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp vừa mang tính quốc gia, vừa mang tính toàn cầu. Đặc biệt vấn đề bảo vệ con người trên không gian mạng đang được hầu hết các tổ chức, quốc gia quan tâm. Vậy không gian mạng là gì và nhân quyền trên không gian mạng được hiểu như thế nào? |
Việt Nam đã và đang bảo vệ quyền con người trên không gian mạng thông qua những luật nào? Những thành quả của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền con người trên không gian mạng lâu nay đã được cộng đồng quốc tế công nhận và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển, hội nhập của Việt Nam trong nhiều năm qua. |